Câu hỏi dường như khó trả lời cho đúng với chính mỗi người chúng ta khi sống với nhau. Dù là người thân thiết, ở gần chúng ta nhất vẫn không chắc là người thân cận với chúng ta. Chúa kể cho chúng ta người Samari nhân hậu để trả lời cho chúng ta.
Yêu thương, ai cũng có thể nói, nhưng để sống yêu thương như Chúa dạy không là điều dễ. Chúng ta có thể nại vào nhiều lý do để chối từ yêu thương. Người tư tế đi qua, bỏ mặc người bị nạn. Dây dưa vào những vụ tai nạn, nhất là khi vắng người qua lại có khi lại mang hoạ vào thân. Biết bao câu chuyện làm cho chúng ta nghi ngờ về những vụ dàn cảnh, bẫy người khác, hoặc ít nữa là phiền toái đến đồn công an.
Nghi ngờ là căn bệnh tai hại nhất khi muốn cứu giúp ai. Lúc nào chúng ta cũng đề phòng cho mình hơn là muốn đương đầu với khó khăn không lường trước. Con người yếu đuối của chúng ta, cộng với kinh nghiệm thường ngày xảy ra, chúng ta đề phòng.
Thầy Tư Tế, thầy Lêvi bỏ qua bên đi tiếp không cứu chữa. Tại sao họ bỏ đi, họ là những người cương quyết giữ lề luật của Chúa. Họ không đụng chạm đến người có tội, bị thương máu me đầy người, vì luật “ô uế và thanh sạch”. Họ đang đi lên Đền Thờ thi hành việc quan trọng tế lễ, chứ không phải nhiệm vụ bất chợt giúp người khác. Có nhiều lý do để bỏ qua người bị nạn.
Muốn cứu giúp người mắc nạn, cần có cuộc đấu tranh với chính mình, vượt qua những điều trở ngại và nhất là nuôi dưỡng tinh thần xả kỷ: “Cứu một người còn hơn xây chín phù đồ”. Lòng bác ái thực sự mới đủ vượt qua những rào cản của nghi ngờ, đề phòng.
Người Samari nhân hậu, ông là người qua đường, ông chẳng có thế giá gì với người Do Thái, còn bị người Do Thái coi khinh là kẻ tội lỗi. Ông dừng lại cứu giúp người bị nạn. Chúa khen người Samari nhân hậu, Chúa nhìn vào việc làm như Chúa nói: “Ai làm cho anh em bé mọn này là làm cho chính ta” (Mt 25, 45), và “Chúa muốn lòng nhân từ chứ không muốn hy lễ” (Mt 9, 13).
Giúp người hoạn nạn, nghèo khổ, vẫn là công tác của nhiều người, các Hội Đoàn đi vào những nơi khó khăn, vùng sâu, vùng xa. Điều cơ bản hơn hết bao giờ cũng cố gắng “cho cần câu, chứ không cho con cá”. Thực tế, điều này vẫn khó, lũ và sạt lở tái diễn hàng năm khi mùa mưa bão đến. Vừa ra khỏi cái nghèo một chút rồi tiếp tục tái nghèo. Nhà cửa, bò, bê, heo, gà vịt, lại mất cả với lũ cuốn trôi. Quanh năm ruộng vườn, hoa trái được mùa mất giá, được giá mất mùa. Khốn khó chồng chất khốn khó.
Đúng như Chúa nói: “người nghèo anh em có mãi” (Ga 12, 8). Một thế giới giàu nghèo ngày càng ngăn cách hố sâu và rộng hơn. Khi xã hội đề cao hưởng thụ thì lòng người càng hẹp lại và hố sâu ngăn cách càng sâu thêm.
“Hãy có lòng nhân” luôn là lời mời gọi của Chúa, làm được gì trong phận vụ nhỏ bé của mình thì hãy làm, những điều khác xin Chúa hoàn tất.
Yêu thương, ai cũng có thể nói, nhưng để sống yêu thương như Chúa dạy không là điều dễ. Chúng ta có thể nại vào nhiều lý do để chối từ yêu thương. Người tư tế đi qua, bỏ mặc người bị nạn. Dây dưa vào những vụ tai nạn, nhất là khi vắng người qua lại có khi lại mang hoạ vào thân. Biết bao câu chuyện làm cho chúng ta nghi ngờ về những vụ dàn cảnh, bẫy người khác, hoặc ít nữa là phiền toái đến đồn công an.
Nghi ngờ là căn bệnh tai hại nhất khi muốn cứu giúp ai. Lúc nào chúng ta cũng đề phòng cho mình hơn là muốn đương đầu với khó khăn không lường trước. Con người yếu đuối của chúng ta, cộng với kinh nghiệm thường ngày xảy ra, chúng ta đề phòng.
Thầy Tư Tế, thầy Lêvi bỏ qua bên đi tiếp không cứu chữa. Tại sao họ bỏ đi, họ là những người cương quyết giữ lề luật của Chúa. Họ không đụng chạm đến người có tội, bị thương máu me đầy người, vì luật “ô uế và thanh sạch”. Họ đang đi lên Đền Thờ thi hành việc quan trọng tế lễ, chứ không phải nhiệm vụ bất chợt giúp người khác. Có nhiều lý do để bỏ qua người bị nạn.
Muốn cứu giúp người mắc nạn, cần có cuộc đấu tranh với chính mình, vượt qua những điều trở ngại và nhất là nuôi dưỡng tinh thần xả kỷ: “Cứu một người còn hơn xây chín phù đồ”. Lòng bác ái thực sự mới đủ vượt qua những rào cản của nghi ngờ, đề phòng.
Người Samari nhân hậu, ông là người qua đường, ông chẳng có thế giá gì với người Do Thái, còn bị người Do Thái coi khinh là kẻ tội lỗi. Ông dừng lại cứu giúp người bị nạn. Chúa khen người Samari nhân hậu, Chúa nhìn vào việc làm như Chúa nói: “Ai làm cho anh em bé mọn này là làm cho chính ta” (Mt 25, 45), và “Chúa muốn lòng nhân từ chứ không muốn hy lễ” (Mt 9, 13).
Giúp người hoạn nạn, nghèo khổ, vẫn là công tác của nhiều người, các Hội Đoàn đi vào những nơi khó khăn, vùng sâu, vùng xa. Điều cơ bản hơn hết bao giờ cũng cố gắng “cho cần câu, chứ không cho con cá”. Thực tế, điều này vẫn khó, lũ và sạt lở tái diễn hàng năm khi mùa mưa bão đến. Vừa ra khỏi cái nghèo một chút rồi tiếp tục tái nghèo. Nhà cửa, bò, bê, heo, gà vịt, lại mất cả với lũ cuốn trôi. Quanh năm ruộng vườn, hoa trái được mùa mất giá, được giá mất mùa. Khốn khó chồng chất khốn khó.
Đúng như Chúa nói: “người nghèo anh em có mãi” (Ga 12, 8). Một thế giới giàu nghèo ngày càng ngăn cách hố sâu và rộng hơn. Khi xã hội đề cao hưởng thụ thì lòng người càng hẹp lại và hố sâu ngăn cách càng sâu thêm.
“Hãy có lòng nhân” luôn là lời mời gọi của Chúa, làm được gì trong phận vụ nhỏ bé của mình thì hãy làm, những điều khác xin Chúa hoàn tất.
L.m Giuse Hoàng Kim Toan