TIN MỪNG CHÚA NHẬT - LỄ TRỌNG

Chúa Nhật XXXII Thường Niên – Năm B

“Bà góa nghèo này đã bỏ nhiều hơn hết”. (Mc 12, 38-44)
Đọc các tin khác ➥
TÌM KIẾM

Tu dưỡng đạo nhân

Thứ năm - 14/07/2022 05:18 | Tác giả bài viết: Lm Giuse Hoàng Kim Toan |   836
Chữ nhân ý nghĩa rất rộng nên luôn cố gắng để đạt được lòng nhân. Chúa Giêsu nói: “Ta muốn lòng nhân từ chứ không muốn lễ tế” (Mt 12, 7)
Tu dưỡng đạo nhân

Tu dưỡng đạo nhân


 
 
Trong các đạo lý làm người, đạo nhân đứng đầu và là điều quan trọng nhất để tiến tới, lễ, nghĩa, trí, tín. Chữ nhân ý nghĩa rất rộng nên luôn cố gắng để đạt được lòng nhân. Chúa Giêsu nói: “Ta muốn lòng nhân từ chứ không muốn lễ tế” (Mt 12, 7)
Nhân là biết có trước có sau, có người có ta. Người xưa luôn đề cao chữ nhân vì đạo làm người cốt yếu ở nhân.
Thánh Phao lô đúc kết đạo nhân trong bài ca đức mến: “Đức mến thì nhẫn nhục, hiền hậu, không ghen tương, không vênh vang, không tự đắc, không làm điều bất chính, không tìm tư lợi, không nóng giận, không nuôi hận thù, không mừng khi thấy sự gian ác, nhưng vui khi thấy điều chân thật. Đức mến tha thứ tất cả, tin tưởng tất cả, hy vọng tất cả, chịu đựng tất cả.” (1 Cor 13, 4 – 7).
Có tất cả 15 phẩm tính của đức ái Thánh Phao lô liệt kê. Tìm hiểu chi tiết 15 phẩm tính này sẽ là một bài học giá trị tu dưỡng lòng nhân.
Lòng nhân từ hơn tế lễ. Vật phẩm dang Chúa cần xuất phát từ tấm lòng chứ không ở giá trị vật chất. Chúa khen bà goá nghèo bỏ hai đồng xu vào hòm tiền Đền Thờ vì bà bỏ hết tấm lòng vào đó, dù số tiền thật ít ỏi (Mc 12, 42). Chúa bảo các người nghe Lời Chúa: “Dù chỉ cho em bé này một ly nước thôi vì Danh Thầy là làm cho chính Thầy” (Mt 10, 43). Nhiều hay ít tuỳ ở tấm lòng. Nếu không có lòng nhân chẳng bao giờ có tấm lòng quảng đại. Lòng nhân hệ tại ở việc quên chính mình, như lời hát kinh hoà bình: “Chính lúc quên mình là lúc gặp lại bản thân”. Tình yêu cốt lõi ở việc quên mình, Chúa dạy: “Không có tình yêu nào lớn cho bằng tình yêu thí mạng cho người mình yêu” (Ga 15, 13)
Tu dưỡng lòng nhân khởi đi từ bước nhỏ, một lời nói, một việc bác ái nhỏ, một sự tha thứ, một hành động nhỏ, làm vì lòng yêu mến Chúa, yêu mến anh chị em. Tu dưỡng nghĩa là sửa từng ít một lỗi sai, dưỡng một ít một điều tốt lành, giống như nhặt đá sỏi ra khỏi đất trồng.
Không tu dưỡng từng bước nhỏ chẳng bao giờ thành tựu ở những điều lớn. Xin Chúa Thánh Thần sửa lại trong ngoài chúng con, để lòng nhân được lớn lên cùng lòng yêu mến Chúa.
L.m Giuse Hoàng Kim Toan

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây