Các tiêu chí lựa chọn vào các ghế quan trọng trong một công ty thường là những người xuất sắc đã từng có kinh nghiệm trong lãnh vực hoạt động của công ty. Chúa chọn những người trụ cột cho Giáo Hội tương lai lại khác.
Phêrô tên trước kia là Simon, người đứng đầu danh sách. Người có tính bộc trực và thẳng thắn, quê quán dân chài, tốt bụng. Được chọn làm tông đồ trưởng.
Anrê là anh của Simon, được Gioan tẩy Giả giới thiệu “Đây Chiên Thiên Chúa”, ông đi theo và ở lại ngày hôm ấy. Ông làm nghề đánh cá, sai đi rao giảng tại Hy Lạp và chết bởi cây thập giá hình chữ X.
Giacôbê tiền và Gioan là hai anh em. Chúa gọi khi đang giặt lưới với cha là Dê bê Đê. Bỏ thuyền, bỏ chài theo Chúa. Hai ông cũng mơ ước theo Chúa làm lớn, nhưng sau này mới hiểu quyền trao ban để phục vụ chứ không để được phục vụ. Thánh Gioan là tác giả sách Tin Mừng, người được Chúa yêu mến và cũng là người trình bày Tin Mừng với một góc cạnh riêng biệt so với ba tác giả Tin Mừng khác.
Phi lip phê và Giacôbê hậu (Nathanael). Philipphê là môn đệ đầu tiên theo Chúa và ở lại với Chúa ngay sau khi Gioan Tẩy Giả giới thiệu: “Đây Chiên Thiên Chúa”.
Giacôbê hậu là con ông Anphê. Thường người ta gọi ngài là Giacôbê thánh thiện, hay Giacôbê công chính, do đời sống của ngài nói lên điều đó.
Nathanael (Batolomeo) nói về Chúa Giêsu khi được Philipphê giới thiệu: “Nazareth có gì hay đâu” (Ga 1, 46). Sau khi gặp Chúa ngài mới nhận ra “Thầy là Con Thiên Chúa, là vua Israel” (Ga 1, 49). Ngài cũng theo Chúa với tâm hồn nhiệt thành đi nhiều nơi rao giảng và chết vì đức tin mà ngài rao giảng.
Toma là người xin xỏ ngón tay vào cạnh sườn Chúa Phục Sinh rồi mới tin. Sau đó ngài gặp được Chúa hiện ra và ngài đã thưa lên: “Lạy Chúa, Lạy Thiên Chúa tôi”
Matthêu tác giả sách Tin Mừng. Ngài là người Do thái, làm việc cho Đế quốc Roma, bị liệt vào hạng người tội lỗi. Nghề thu thuế cho Roma bị vướng phải điều cấm kỵ: “Đóng thuế cho ai là thuộc về người ấy”. Người Do Thái chỉ đóng thuế cho Đền thờ thôi vì “không làm tôi hai chủ” và “chỉ thờ một Thiên Chúa duy nhất”.
Simon nhiệt thành. Ông theo trường phái chính trị quá khích, không thể sống chung với kẻ đô hộ mình là Đế quốc Roma, chủ trương độc lập, lòng yêu nước cuồng nhiệt, không làm nô lệ cho ai.
Giuđa (Tađêô) Người can đảm. Trong bữa ăn sau cùng, Giuđa muốn biết: “Lạy Chúa, làm sao Chúa lại tỏ mình ra cho chúng con mà lại không tỏ cho thế gian?” Chúa Giêsu trả lời Giuđa: “Ai yêu mến Thầy thì sẽ giữ lời Thầy, và Cha Thầy sẽ yêu mến người ấy, và Chúng Ta sẽ đến với người ấy và ở trong người ấy” (Ga 14,23). Thánh Giuđa còn là “vị thánh của những trường hợp tuyệt vọng hoặc không thể.” Người ta hay cầu khẩn với thánh nhân khi sự việc dường như vô vọng.
Giuđa Iscariot. Môn đệ bi mua chuộc và bán Chúa. Sau khi Chúa bị bắt, ông hối hận trả lại tiền cho thượng tế, rồi đi thắt cổ tự vẫn.
Mười hai con người khác nhau, trình độ dường như tầm thường, địa vị trong xã hội cũng không có. Các thủ lãnh người Do Thái, kỳ mục, kinh sư trong công nghị còn đánh giá: “Họ ngạc nhiên khi thấy ông Phê-rô và ông Gio-an mạnh dạn, và biết rằng hai ông là những người không có chữ nghĩa, lại thuộc giới bình dân. Họ nhận ra hai ông là những người đã từng theo Đức Giê-su” (Cv 4, 13)
Chúa chọn người bé mọn để thực thi điều lớn lao. Chúa gọi những người không thế giá để trở nên môn đệ. Biết mình chẳng là gì, xin Chúa hoàn tất điều Người đã khởi sự nơi chúng con.
Phêrô tên trước kia là Simon, người đứng đầu danh sách. Người có tính bộc trực và thẳng thắn, quê quán dân chài, tốt bụng. Được chọn làm tông đồ trưởng.
Anrê là anh của Simon, được Gioan tẩy Giả giới thiệu “Đây Chiên Thiên Chúa”, ông đi theo và ở lại ngày hôm ấy. Ông làm nghề đánh cá, sai đi rao giảng tại Hy Lạp và chết bởi cây thập giá hình chữ X.
Giacôbê tiền và Gioan là hai anh em. Chúa gọi khi đang giặt lưới với cha là Dê bê Đê. Bỏ thuyền, bỏ chài theo Chúa. Hai ông cũng mơ ước theo Chúa làm lớn, nhưng sau này mới hiểu quyền trao ban để phục vụ chứ không để được phục vụ. Thánh Gioan là tác giả sách Tin Mừng, người được Chúa yêu mến và cũng là người trình bày Tin Mừng với một góc cạnh riêng biệt so với ba tác giả Tin Mừng khác.
Phi lip phê và Giacôbê hậu (Nathanael). Philipphê là môn đệ đầu tiên theo Chúa và ở lại với Chúa ngay sau khi Gioan Tẩy Giả giới thiệu: “Đây Chiên Thiên Chúa”.
Giacôbê hậu là con ông Anphê. Thường người ta gọi ngài là Giacôbê thánh thiện, hay Giacôbê công chính, do đời sống của ngài nói lên điều đó.
Nathanael (Batolomeo) nói về Chúa Giêsu khi được Philipphê giới thiệu: “Nazareth có gì hay đâu” (Ga 1, 46). Sau khi gặp Chúa ngài mới nhận ra “Thầy là Con Thiên Chúa, là vua Israel” (Ga 1, 49). Ngài cũng theo Chúa với tâm hồn nhiệt thành đi nhiều nơi rao giảng và chết vì đức tin mà ngài rao giảng.
Toma là người xin xỏ ngón tay vào cạnh sườn Chúa Phục Sinh rồi mới tin. Sau đó ngài gặp được Chúa hiện ra và ngài đã thưa lên: “Lạy Chúa, Lạy Thiên Chúa tôi”
Matthêu tác giả sách Tin Mừng. Ngài là người Do thái, làm việc cho Đế quốc Roma, bị liệt vào hạng người tội lỗi. Nghề thu thuế cho Roma bị vướng phải điều cấm kỵ: “Đóng thuế cho ai là thuộc về người ấy”. Người Do Thái chỉ đóng thuế cho Đền thờ thôi vì “không làm tôi hai chủ” và “chỉ thờ một Thiên Chúa duy nhất”.
Simon nhiệt thành. Ông theo trường phái chính trị quá khích, không thể sống chung với kẻ đô hộ mình là Đế quốc Roma, chủ trương độc lập, lòng yêu nước cuồng nhiệt, không làm nô lệ cho ai.
Giuđa (Tađêô) Người can đảm. Trong bữa ăn sau cùng, Giuđa muốn biết: “Lạy Chúa, làm sao Chúa lại tỏ mình ra cho chúng con mà lại không tỏ cho thế gian?” Chúa Giêsu trả lời Giuđa: “Ai yêu mến Thầy thì sẽ giữ lời Thầy, và Cha Thầy sẽ yêu mến người ấy, và Chúng Ta sẽ đến với người ấy và ở trong người ấy” (Ga 14,23). Thánh Giuđa còn là “vị thánh của những trường hợp tuyệt vọng hoặc không thể.” Người ta hay cầu khẩn với thánh nhân khi sự việc dường như vô vọng.
Giuđa Iscariot. Môn đệ bi mua chuộc và bán Chúa. Sau khi Chúa bị bắt, ông hối hận trả lại tiền cho thượng tế, rồi đi thắt cổ tự vẫn.
Mười hai con người khác nhau, trình độ dường như tầm thường, địa vị trong xã hội cũng không có. Các thủ lãnh người Do Thái, kỳ mục, kinh sư trong công nghị còn đánh giá: “Họ ngạc nhiên khi thấy ông Phê-rô và ông Gio-an mạnh dạn, và biết rằng hai ông là những người không có chữ nghĩa, lại thuộc giới bình dân. Họ nhận ra hai ông là những người đã từng theo Đức Giê-su” (Cv 4, 13)
Chúa chọn người bé mọn để thực thi điều lớn lao. Chúa gọi những người không thế giá để trở nên môn đệ. Biết mình chẳng là gì, xin Chúa hoàn tất điều Người đã khởi sự nơi chúng con.
L.m Giuse Hoàng Kim Toan