Ai nắm giữ được chìa khoá họ là người nắm giữ quyền đóng mở. Họ có khả năng mở ra những chân trời mới và bảo vệ những giá trị cuộc sống. Ai nắm giữ được thanh gươm, họ sẽ là người chinh phục mọi khó khăn để mở lối cho cuộc đời. Hai vị thánh nhân Phêrô và Phaolô, người nắm giữ và người chinh phục thế giới.
Chìa khoá: Người đã từng trải qua những thử thách, nắm giữ được điều quan trọng trong cuộc đời. Họ kinh nghiệm về nỗi yếu đuối của mình và sức mạnh họ có được. Thánh Phêrô, kinh nghiệm trải qua khi theo Chúa, chứng kiến nhiều phép lạ nhưng vẫn cảm nhận về một nghi ngại: “Theo Chúa chúng con được gì?” (Mc 10, 28). Điều thắc mắc này rất con người, vì đây là một đánh đổi cả cuộc đời. Giống như bài toán cá cược của Pascal: “Được gì mất gì khi tin vào Thiên Chúa?” và ông kết luận, “Thà mất một trăm năm mà đổi được muôn đời”. Chúa cũng trả lời như thế cho Phêrô.
Trải qua thử thách về niềm tin, là một thử thách khó khăn nhất khi đối diện với sự chết. Thánh Phêrô tuyên bố hùng hồn: "Dầu tất cả có vấp ngã vì Thầy đi nữa, thì con đây cũng chẳng bao giờ vấp ngã" (Mt 26, 33). Tuyên xưng, ai cũng có thể nói mạnh về điều mình tin, nhưng lửa thử vàng, gian nan thử người. Ngày nay người bản lĩnh cần có “chỉ số vượt khó” (Adversity Quotient, viết tắt AQ) là điểm số đo lường khả năng của một người đối phó với những nghịch cảnh trong cuộc sống. Khả năng chịu được nghịch cảnh mới có thể đảm đương được những công việc khó khăn một cách độc lập. Thánh Phêrô, sau kinh nghiệm về yếu đuối của mình đã trở nên con người mạnh mẽ, đưa dẫn con thuyền Giáo Hội sơ khai tiến về phía trước. Trong bài giảng đầu tiên, ngài đã chinh phục được trên ba ngàn người được rửa tội ngày hôm ấy.
Chỉ số vượt khó của Thánh Phêrô còn được trình thuật lại trong ngày vác thập giá chịu tử hình: “Vị lão ngư thường ngày vẫn nhẫn nhục và còng lưng, lúc này bước thẳng người, tầm vóc hơn đám binh lính, đầy vẻ trang trọng. Chưa bao giờ người ta thấy ở ông ngần ấy vẻ uy nghi. Ngỡ như đó là một vị quốc vương đang đi giữa chúng dân và binh lính” (Quo Vadis, Henrik Sienkiewicz). Một con người bình dị đi xây lại thành đô bị đổ nát, để trở nên Thành Đô của Thiên Chúa.
Người nắm giữ chìa khoá là người được trao quyền đóng mở: “Thầy sẽ trao cho anh chìa khoá Nước Trời: dưới đất, anh cầm buộc điều gì, trên trời cũng sẽ cầm buộc như vậy; dưới đất, anh tháo cởi điều gì, trên trời cũng sẽ tháo cởi như vậy." (Mt 16, 19). Người nắm giữ chìa khóa theo Cổ đại Ai Cập, là người nắm giữ quyền lực của tình yêu, đón nhận và tha thứ, khoan dung và bảo vệ khỏi sự dữ. Trên tay Thánh Phêrô có thể thấy hai chiếc chìa khoá. Một chiếc bằng vàng quay lên và chiếc bằng bạc quay xuống, thiên đàng và âm phủ, hồn và xác. Và chiếc bằng vàng thường hay mở, nên luôn ở tư thế sẵn sàng hơn là chiếc bằng bạc thòng xuống.
Chìa khoá nắm giữ sự khôn ngoan mở ra sự thông hiểu về Thiên Chúa yêu thương. Tại Bờ hồ Tibêria, Chúa hỏi Phêrô ba lần: “Con có yêu mến Thầy không?” Phêrô cũng trả lời với lòng khiêm nhường: “Chúa biết con yêu mến Chúa với sự yếu đuối của con”. Kinh nghiệm về yếu đuối của mình để lấy Chúa làm sức mạnh, nhận ra lỗi lầm của mình để Chúa ban thêm tình yêu mến. Với Chúa, tin tưởng vào Tình Yêu của Người là một sức mạnh. Các ông Thượng Hội đồng Do Thái “Họ ngạc nhiên khi thấy ông Phê-rô và ông Gio-an mạnh dạn, và biết rằng hai ông là những người không có chữ nghĩa, lại thuộc giới bình dân” (Cv 4, 13), giảng cho dân chúng với lời lẽ khôn ngoan, thu hút nhiều người đến lãnh nhận.
Thanh gươm trên tay Thánh Phaolô, diễn tả:
Phân xẻ và bị chinh phục nơi bản thân: “Chúng tôi bị dồn ép tư bề, nhưng không bị đè bẹp; hoang mang, nhưng không tuyệt vọng; bị ngược đãi, nhưng không bị bỏ rơi; bị quật ngã, nhưng không bị tiêu diệt. Chúng tôi luôn mang nơi thân mình cuộc thương khó của Đức Giê-su, để sự sống của Đức Giê-su cũng được biểu lộ nơi thân mình chúng tôi” (2 Cr 4, 8-10). Thánh Phaolô kinh nghiệm nơi bản thân ngài hay bị người khác lên án, hay bị chỉ trích Lời ngài rao giảng, nhưng ở đó Thánh Phaolô mới thấy: “Tôi cảm thấy vui sướng khi mình yếu đuối, khi bị sỉ nhục, hoạn nạn, bắt bớ, ngặt nghèo vì Đức Kitô. Vì khi tôi yếu, chính là lúc tôi mạnh” (2Cr 12, 1 - 21).
Chinh phục người khác: Ở Lystra, ngài nhận một trận mưa đá: “Bấy giờ có những người Do-thái từ An-ti-ô-khi-a và I-cô-ni-ô đến, thuyết phục được đám đông. Họ ném đá ông Phao-lô rồi lôi ông ra ngoài thành, vì tưởng ông đã chết. Nhưng khi các môn đệ xúm lại quanh ông, ông đứng dậy và vào thành. Hôm sau, ông trẩy đi Đéc-bê cùng với ông Ba-na-ba. Sau khi đã loan Tin Mừng cho thành ấy và nhận khá nhiều người làm môn đệ, hai ông trở lại Lýt-ra, I-cô-ni-ô và An-ti-ô-khi-a” (Cv 14, 19-21). Người chiến binh không bao giờ biết thoái lui, càng gian nan, càng đi tới không mỏi mệt. Tất cả vì lý tưởng: “Đấng yêu thương tôi và thí mạng sống vì tôi” (Gl 2, 20). Đây là một đặc điểm quan trọng, nếu mỗi người nhận ra nơi mình điều đó để sống hết mình với Chúa. Chính Chúa Kitô, Người thu phục tôi, Người đã quyến rũ tôi.
Thanh gươm bảo vệ chân lý. “Tôi là Phao-lô, tôi tớ của Đức Ki-tô Giê-su; tôi được gọi làm Tông Đồ, và dành riêng để loan báo Tin Mừng của Thiên Chúa. Tin Mừng ấy, xưa Người đã dùng các ngôn sứ của Người mà hứa trước trong Kinh Thánh. Đó là Tin Mừng về Con của Người là Đức Giê-su Ki-tô, Chúa chúng ta.” (Rm 1,1-3). Thanh gươm cũng chính là để cắt bỏ những gì có thể bám víu: “Vì Người mà tôi đành mất hết, tôi coi tất cả như rác để được Đức Kitô” (Pl 3, 8)
Một chiến binh anh hùng: “Tôi đã đấu trong cuộc thi đấu cao đẹp, đã chạy hết chặng đường, đã giữ vững niềm tin. Giờ đây tôi chỉ còn đợi vòng hoa dành cho người công chính” (2Tm 4, 7 – 8).
Giờ phút ra đi của Thánh Phêrô và Thánh Phaolô khi nhìn lại chặng đường đã đi qua, ngài đã nhìn thấy một chân trời đang rộng mở, những đàn chiên đang thảnh thơi nằm nghỉ giữa cánh đồng xanh. Những năm tháng xuôi ngược đã tới ngày gặt hái, niềm hân hoan ca vang khúc hát Thánh Vịnh: “Ai nghẹn ngào ra đi gieo giống, mùa gặt mai sau khấp khởi mừng. Họ ra đi, đi mà nức nở, mang hạt giống vãi gieo; lúc trở về, về reo hớn hở, vai nặng gánh lúa vàng.” (Tv 126, 5 – 6).
Cảm tạ Thiên Chúa đã cho chúng con hai gương sáng, rường cột đức tin xây dựng Hội Thánh. Xin cho chúng con học nơi các ngài đức tin vững vàng, làm chứng cho Chúa trong cuộc sống thường ngày.
Chìa khoá: Người đã từng trải qua những thử thách, nắm giữ được điều quan trọng trong cuộc đời. Họ kinh nghiệm về nỗi yếu đuối của mình và sức mạnh họ có được. Thánh Phêrô, kinh nghiệm trải qua khi theo Chúa, chứng kiến nhiều phép lạ nhưng vẫn cảm nhận về một nghi ngại: “Theo Chúa chúng con được gì?” (Mc 10, 28). Điều thắc mắc này rất con người, vì đây là một đánh đổi cả cuộc đời. Giống như bài toán cá cược của Pascal: “Được gì mất gì khi tin vào Thiên Chúa?” và ông kết luận, “Thà mất một trăm năm mà đổi được muôn đời”. Chúa cũng trả lời như thế cho Phêrô.
Trải qua thử thách về niềm tin, là một thử thách khó khăn nhất khi đối diện với sự chết. Thánh Phêrô tuyên bố hùng hồn: "Dầu tất cả có vấp ngã vì Thầy đi nữa, thì con đây cũng chẳng bao giờ vấp ngã" (Mt 26, 33). Tuyên xưng, ai cũng có thể nói mạnh về điều mình tin, nhưng lửa thử vàng, gian nan thử người. Ngày nay người bản lĩnh cần có “chỉ số vượt khó” (Adversity Quotient, viết tắt AQ) là điểm số đo lường khả năng của một người đối phó với những nghịch cảnh trong cuộc sống. Khả năng chịu được nghịch cảnh mới có thể đảm đương được những công việc khó khăn một cách độc lập. Thánh Phêrô, sau kinh nghiệm về yếu đuối của mình đã trở nên con người mạnh mẽ, đưa dẫn con thuyền Giáo Hội sơ khai tiến về phía trước. Trong bài giảng đầu tiên, ngài đã chinh phục được trên ba ngàn người được rửa tội ngày hôm ấy.
Chỉ số vượt khó của Thánh Phêrô còn được trình thuật lại trong ngày vác thập giá chịu tử hình: “Vị lão ngư thường ngày vẫn nhẫn nhục và còng lưng, lúc này bước thẳng người, tầm vóc hơn đám binh lính, đầy vẻ trang trọng. Chưa bao giờ người ta thấy ở ông ngần ấy vẻ uy nghi. Ngỡ như đó là một vị quốc vương đang đi giữa chúng dân và binh lính” (Quo Vadis, Henrik Sienkiewicz). Một con người bình dị đi xây lại thành đô bị đổ nát, để trở nên Thành Đô của Thiên Chúa.
Người nắm giữ chìa khoá là người được trao quyền đóng mở: “Thầy sẽ trao cho anh chìa khoá Nước Trời: dưới đất, anh cầm buộc điều gì, trên trời cũng sẽ cầm buộc như vậy; dưới đất, anh tháo cởi điều gì, trên trời cũng sẽ tháo cởi như vậy." (Mt 16, 19). Người nắm giữ chìa khóa theo Cổ đại Ai Cập, là người nắm giữ quyền lực của tình yêu, đón nhận và tha thứ, khoan dung và bảo vệ khỏi sự dữ. Trên tay Thánh Phêrô có thể thấy hai chiếc chìa khoá. Một chiếc bằng vàng quay lên và chiếc bằng bạc quay xuống, thiên đàng và âm phủ, hồn và xác. Và chiếc bằng vàng thường hay mở, nên luôn ở tư thế sẵn sàng hơn là chiếc bằng bạc thòng xuống.
Chìa khoá nắm giữ sự khôn ngoan mở ra sự thông hiểu về Thiên Chúa yêu thương. Tại Bờ hồ Tibêria, Chúa hỏi Phêrô ba lần: “Con có yêu mến Thầy không?” Phêrô cũng trả lời với lòng khiêm nhường: “Chúa biết con yêu mến Chúa với sự yếu đuối của con”. Kinh nghiệm về yếu đuối của mình để lấy Chúa làm sức mạnh, nhận ra lỗi lầm của mình để Chúa ban thêm tình yêu mến. Với Chúa, tin tưởng vào Tình Yêu của Người là một sức mạnh. Các ông Thượng Hội đồng Do Thái “Họ ngạc nhiên khi thấy ông Phê-rô và ông Gio-an mạnh dạn, và biết rằng hai ông là những người không có chữ nghĩa, lại thuộc giới bình dân” (Cv 4, 13), giảng cho dân chúng với lời lẽ khôn ngoan, thu hút nhiều người đến lãnh nhận.
Thanh gươm trên tay Thánh Phaolô, diễn tả:
Phân xẻ và bị chinh phục nơi bản thân: “Chúng tôi bị dồn ép tư bề, nhưng không bị đè bẹp; hoang mang, nhưng không tuyệt vọng; bị ngược đãi, nhưng không bị bỏ rơi; bị quật ngã, nhưng không bị tiêu diệt. Chúng tôi luôn mang nơi thân mình cuộc thương khó của Đức Giê-su, để sự sống của Đức Giê-su cũng được biểu lộ nơi thân mình chúng tôi” (2 Cr 4, 8-10). Thánh Phaolô kinh nghiệm nơi bản thân ngài hay bị người khác lên án, hay bị chỉ trích Lời ngài rao giảng, nhưng ở đó Thánh Phaolô mới thấy: “Tôi cảm thấy vui sướng khi mình yếu đuối, khi bị sỉ nhục, hoạn nạn, bắt bớ, ngặt nghèo vì Đức Kitô. Vì khi tôi yếu, chính là lúc tôi mạnh” (2Cr 12, 1 - 21).
Chinh phục người khác: Ở Lystra, ngài nhận một trận mưa đá: “Bấy giờ có những người Do-thái từ An-ti-ô-khi-a và I-cô-ni-ô đến, thuyết phục được đám đông. Họ ném đá ông Phao-lô rồi lôi ông ra ngoài thành, vì tưởng ông đã chết. Nhưng khi các môn đệ xúm lại quanh ông, ông đứng dậy và vào thành. Hôm sau, ông trẩy đi Đéc-bê cùng với ông Ba-na-ba. Sau khi đã loan Tin Mừng cho thành ấy và nhận khá nhiều người làm môn đệ, hai ông trở lại Lýt-ra, I-cô-ni-ô và An-ti-ô-khi-a” (Cv 14, 19-21). Người chiến binh không bao giờ biết thoái lui, càng gian nan, càng đi tới không mỏi mệt. Tất cả vì lý tưởng: “Đấng yêu thương tôi và thí mạng sống vì tôi” (Gl 2, 20). Đây là một đặc điểm quan trọng, nếu mỗi người nhận ra nơi mình điều đó để sống hết mình với Chúa. Chính Chúa Kitô, Người thu phục tôi, Người đã quyến rũ tôi.
Thanh gươm bảo vệ chân lý. “Tôi là Phao-lô, tôi tớ của Đức Ki-tô Giê-su; tôi được gọi làm Tông Đồ, và dành riêng để loan báo Tin Mừng của Thiên Chúa. Tin Mừng ấy, xưa Người đã dùng các ngôn sứ của Người mà hứa trước trong Kinh Thánh. Đó là Tin Mừng về Con của Người là Đức Giê-su Ki-tô, Chúa chúng ta.” (Rm 1,1-3). Thanh gươm cũng chính là để cắt bỏ những gì có thể bám víu: “Vì Người mà tôi đành mất hết, tôi coi tất cả như rác để được Đức Kitô” (Pl 3, 8)
Một chiến binh anh hùng: “Tôi đã đấu trong cuộc thi đấu cao đẹp, đã chạy hết chặng đường, đã giữ vững niềm tin. Giờ đây tôi chỉ còn đợi vòng hoa dành cho người công chính” (2Tm 4, 7 – 8).
Giờ phút ra đi của Thánh Phêrô và Thánh Phaolô khi nhìn lại chặng đường đã đi qua, ngài đã nhìn thấy một chân trời đang rộng mở, những đàn chiên đang thảnh thơi nằm nghỉ giữa cánh đồng xanh. Những năm tháng xuôi ngược đã tới ngày gặt hái, niềm hân hoan ca vang khúc hát Thánh Vịnh: “Ai nghẹn ngào ra đi gieo giống, mùa gặt mai sau khấp khởi mừng. Họ ra đi, đi mà nức nở, mang hạt giống vãi gieo; lúc trở về, về reo hớn hở, vai nặng gánh lúa vàng.” (Tv 126, 5 – 6).
Cảm tạ Thiên Chúa đã cho chúng con hai gương sáng, rường cột đức tin xây dựng Hội Thánh. Xin cho chúng con học nơi các ngài đức tin vững vàng, làm chứng cho Chúa trong cuộc sống thường ngày.
Lm Giuse Hoàng Kim Toan