Không dễ nhận ra Chúa giữa đời thường khi mọi sự tất bật, ồn ào, náo động. Khi Chúa cho gió biển yên lặng, mọi người tự hỏi: "Ông này là người thế nào mà cả đến gió và biển cũng tuân lệnh?" (Mt 8, 27)
Ồn ào, náo nhiệt, Chúa không ở đó như kinh nghiệm của Elia: “Gió to bão lớn xẻ núi non, đập vỡ đá tảng trước nhan Đức Chúa, nhưng Đức Chúa không ở trong cơn gió bão. Sau đó là động đất, nhưng Đức Chúa không ở trong trận động đất. Sau động đất là lửa, nhưng Đức Chúa cũng không ở trong lửa.” (1V 19, 11 – 12). Tìm Chúa nơi thanh vắng trong cầu nguyện. Chúa ở đó, trong cơn gió nhẹ, thoảng mát tâm hồn.
Sợ hãi vì không có Chúa. Sợ hãi là tính tự nhiên của mỗi người phản ứng tự vệ trước hiểm nguy. Sóng to, gió lớn có thể nhấn chìm con thuyền nhỏ, sợ hãi là điều chắc chắn. Chúa đang ngủ trên chiếc thuyền ấy, bỏ qua chi tiết này, mọi người trên thuyền quên một người quan trọng. Cuộc sống xô đẩy đưa con người vào chỗ nguy hiểm, mất trắng, nếu dựa vào sức mình thôi, chắc sẽ tiêu vong. Quên Chúa, có lẽ vì đã sống quen không có Chúa, dù Người có bên cạnh cũng chẳng lưu tâm, Chúa vẫn ở bên ngoài cuộc đời, và con người nguy cơ, vẫn đi tìm nơi trần gian để bám víu.
Biết và nhận biết Chúa là hai lãnh vực khác nhau. Biết giống như biết một người cùng xóm, cùng làng nhưng không biết họ là ai. Có người anh em với nhau, khi người anh vào làm chung một công ty bảo mật mới biết ông em mình ở chức vụ quan trọng. Bình thường thằng em chẳng thấy nó nói gì quan trọng nhưng khi biết nó, mới thấy nó sếp lớn. Vậy đó, khi đụng chuyện mới biết người đó là ai. Cũng như Chúa Giêsu, bình thường vậy thôi như bao người khác, cuộc sống bình dân, hoà nhã với mọi người, đâu biết Người có quyền lực trên cả sóng biển.
Nhận biết Chúa, ai rồi cũng có lúc nhận biết Chúa cách tỏ tường như cách tỏ bày của ông Gióp: “Trước kia, con chỉ được biết về Ngài nhờ người ta nói lại, nhưng giờ đây, chính mắt con chứng kiến. Vì thế, điều đã nói ra, con xin rút lại, trên tro bụi, con sấp mình thống hối ăn năn.” (Giop 42, 5 – 6).
Ồn ào, náo nhiệt, Chúa không ở đó như kinh nghiệm của Elia: “Gió to bão lớn xẻ núi non, đập vỡ đá tảng trước nhan Đức Chúa, nhưng Đức Chúa không ở trong cơn gió bão. Sau đó là động đất, nhưng Đức Chúa không ở trong trận động đất. Sau động đất là lửa, nhưng Đức Chúa cũng không ở trong lửa.” (1V 19, 11 – 12). Tìm Chúa nơi thanh vắng trong cầu nguyện. Chúa ở đó, trong cơn gió nhẹ, thoảng mát tâm hồn.
Sợ hãi vì không có Chúa. Sợ hãi là tính tự nhiên của mỗi người phản ứng tự vệ trước hiểm nguy. Sóng to, gió lớn có thể nhấn chìm con thuyền nhỏ, sợ hãi là điều chắc chắn. Chúa đang ngủ trên chiếc thuyền ấy, bỏ qua chi tiết này, mọi người trên thuyền quên một người quan trọng. Cuộc sống xô đẩy đưa con người vào chỗ nguy hiểm, mất trắng, nếu dựa vào sức mình thôi, chắc sẽ tiêu vong. Quên Chúa, có lẽ vì đã sống quen không có Chúa, dù Người có bên cạnh cũng chẳng lưu tâm, Chúa vẫn ở bên ngoài cuộc đời, và con người nguy cơ, vẫn đi tìm nơi trần gian để bám víu.
Biết và nhận biết Chúa là hai lãnh vực khác nhau. Biết giống như biết một người cùng xóm, cùng làng nhưng không biết họ là ai. Có người anh em với nhau, khi người anh vào làm chung một công ty bảo mật mới biết ông em mình ở chức vụ quan trọng. Bình thường thằng em chẳng thấy nó nói gì quan trọng nhưng khi biết nó, mới thấy nó sếp lớn. Vậy đó, khi đụng chuyện mới biết người đó là ai. Cũng như Chúa Giêsu, bình thường vậy thôi như bao người khác, cuộc sống bình dân, hoà nhã với mọi người, đâu biết Người có quyền lực trên cả sóng biển.
Nhận biết Chúa, ai rồi cũng có lúc nhận biết Chúa cách tỏ tường như cách tỏ bày của ông Gióp: “Trước kia, con chỉ được biết về Ngài nhờ người ta nói lại, nhưng giờ đây, chính mắt con chứng kiến. Vì thế, điều đã nói ra, con xin rút lại, trên tro bụi, con sấp mình thống hối ăn năn.” (Giop 42, 5 – 6).
L.m Giuse Hoàng Kim Toan