Khi trái tim chịu thương tích vì yêu, trái tim ấy rất đau khổ không thể nói thành lời. Ai đã cảm nghiệm một tình yêu chịu thương tích, người ấy phần nào cảm nhận trái tim Chúa chịu đau thương.
Một trái tim không còn lành lặn là một trái tim đã trải qua nhiều đau thương và nhiều sóng gió. Có thể trái tim ấy không còn đẹp vì không còn hình hài nguyên vẹn, nhưng trái tim đó đẹp vì đã yêu thương và yêu thương đến cùng.
Một trái tim bị chối từ khi trở về làng quê xưa đã sinh sống. Dù chỉ xa cách vài tháng, chưa đến một năm. Ngày trở về ước mong những gì đẹp nhất, những tin mừng cao quý nhất, nhưng người quê ấy vẫn não trạng ao làng chê bỏ, định kiến. Trái tim bị tổn thương, nhưng Người vẫn một lòng yêu và cầu nguyện cho quê hương ngày mai tươi sáng, lòng người thôi không còn sân si.
Một người yêu thương đến hy sinh ngày giờ quên ăn, quên ngủ, người ta lại cho là “Người mất trí”. Yêu đến nỗi mất trí: “Tình yêu mãnh liệt như sự chết, cơn đam mê dữ dội như âm phủ. Lửa tình yêu là ngọn lửa bừng cháy, một ngọn lửa thần thiêng. Nước lũ không dập tắt nổi tình yêu, sóng cồn chẳng tài nào vùi lấp. Ai đem hết gia tài sự nghiệp mà đổi lấy tình yêu, ắt sẽ bị người đời khinh dể” (Diễm Ca 8, 6 - 8). Tình yêu không chỉ yêu bằng lời, bằng hành động mà còn bằng tất cả tâm trí, bằng tất cả linh hồn, thể xác, như có lời chép: "Ta đã yêu ngươi bằng mối tình muôn thuở,
nên Ta vẫn dành cho ngươi lòng xót thương.” (Gr 31, 3)
Tình yêu mãnh liệt nên trái tim càng đau, trái tim càng chịu nhiều thương tích. Trái tim của tình yêu trao đi nhưng không được đón nhận, chỉ mong muốn người mình yêu được hạnh phúc, được yên vui nhưng vẫn bị phản bội: “Ta đã đưa các ngươi vào miền đất xanh tươi để các ngươi được ăn hoa trái thổ sản của nó. Nhưng một khi vào rồi, các ngươi đã làm nhơ nhớp đất của Ta, và biến gia sản của Ta thành đồ ghê tởm.” (Gr 2, 7). Một tình yêu vẫn một mực làm cho nó tươi tốt lại khi trao về tay Người thửa vườn đã tan nát. Có lẽ chúng ta sẽ cảm nhận điều này sâu xa, khi trao về Chúa con người tội lỗi của ta: “Hiện nay tôi sống kiếp phàm nhân trong niềm tin vào Con Thiên Chúa, Đấng đã yêu mến tôi và hiến mạng vì tôi.” (Ga 2, 20).
Chúa đã chữa lành nhiều người, xua trừ nhiều ma quỷ, giảng dạy những điều tốt lành, chính Người là Đấng muôn đang mong đợi, nhưng người Do Thái vẫn chai lòng dạ đá: “Ông ấy, chúng ta biết ông xuất thân từ đâu rồi; còn Đấng Ki-tô, khi Người đến thì chẳng ai biết Người xuất thân từ đâu cả” (Ga 7, 27). Phải chăng lòng chúng ta vẫn hoài nghi, chúng ta vẫn còn hờ hững với tình yêu đã trao hết, vì chúng ta vẫn đi tìm một tình yêu ngoài Thiên Chúa. “Chúa ở trong con mà con lại đi tìm Chúa bên ngoài con” (Augustine). Lạc lõng, bơ vơ, đau khổ vì chúng ta đang sai đường!
Một trái tim thổn thức vì sự chối từ đó: "Phải chi ngày hôm nay ngươi cũng nhận ra những gì đem lại bình an cho ngươi” (Lc 19, 42). Gần tới Giêrusalem, một hành trình đi gần đến kết thúc, đã bao nhiêu nỗ lực cố gắng, hết lòng hết sức vì thương yêu, nhưng vẫn tiếc nuối, phải chi: "Dân Ta hỡi, nghe Ta cảnh cáo, Ít-ra-en này, phải chi ngươi chịu nghe Ta, thì đừng đem thần lạ về nhà, thần ngoại bang, chớ hề cúng bái. Chính Ta là Thượng Đế Chúa ngươi, đã đưa ngươi lên tự miền Ai-cập, há miệng ngươi ra, Ta sẽ cho đầy ứ. Nhưng dân Ta đã chẳng nghe lời, Ít-ra-en nào đâu có chịu." (Tv 81, 9 – 12). Đau khổ vì Lời yêu thương đã bỏ qua tai, con người chịu nhiều đau khổ chối từ sắt đá. Lòng đau, tim tan nát khi thấy con người đau khổ dưới ách tội lỗi và Chúa vẫn tiếc nuối, Phải chi! Các ngươi nghe Ta.
Ecce homo! Này là Người! Câu nói giới thiệu về Chúa Giêsu, sau khi cho chịu đánh đòn, mình đầy máu, vòng gai đội đầu như một bêu riếu một tình yêu chết cho người mình yêu. Có lẽ chăng, đây là một thế giới đang chịu nhiều thương tích, nghèo đói, chiến tranh, vết đau vì bạo lực từ gia đình đến xã hội, chết ngay khi đang sống vì bạo quyền đang được trưng ra: Ecce Homo! Trái tim Chúa vẫn chịu nhiều thương tích qua bao đau thương của người nam, người nữ như cách: "là các ngươi đã làm cho chính Ta vậy!” (Mt, 25, 40).
Ecce Homo! Một lời giới thiệu đầy đau khổ trong thế giới hôm nay. Biết bao người đang chịu roi đòn, ức hiếp trong cô độc, không ai bên cạnh bênh vực. Con người chịu bán buôn như một món hàng, bị gán đổi như một tế vật. Đau khổ chồng chất khi chịu ném đá không thương tiếc, không ai can ngăn. Nỗi thống khổ trên những khuôn mặt gầy guộc, khô khốc không còn biết trông ai, chờ ai, không chỉ người lớn mà ngay trên khuôn mặt trẻ em.
Trái tim trong con người (Ecce Homo) đang đổ máu và đang chịu thương tích như vết thương muôn đời mới, vì nhân loại chúng con và cho chúng con. Xin Thương xót chúng con!
Một trái tim không còn lành lặn là một trái tim đã trải qua nhiều đau thương và nhiều sóng gió. Có thể trái tim ấy không còn đẹp vì không còn hình hài nguyên vẹn, nhưng trái tim đó đẹp vì đã yêu thương và yêu thương đến cùng.
Một trái tim bị chối từ khi trở về làng quê xưa đã sinh sống. Dù chỉ xa cách vài tháng, chưa đến một năm. Ngày trở về ước mong những gì đẹp nhất, những tin mừng cao quý nhất, nhưng người quê ấy vẫn não trạng ao làng chê bỏ, định kiến. Trái tim bị tổn thương, nhưng Người vẫn một lòng yêu và cầu nguyện cho quê hương ngày mai tươi sáng, lòng người thôi không còn sân si.
Một người yêu thương đến hy sinh ngày giờ quên ăn, quên ngủ, người ta lại cho là “Người mất trí”. Yêu đến nỗi mất trí: “Tình yêu mãnh liệt như sự chết, cơn đam mê dữ dội như âm phủ. Lửa tình yêu là ngọn lửa bừng cháy, một ngọn lửa thần thiêng. Nước lũ không dập tắt nổi tình yêu, sóng cồn chẳng tài nào vùi lấp. Ai đem hết gia tài sự nghiệp mà đổi lấy tình yêu, ắt sẽ bị người đời khinh dể” (Diễm Ca 8, 6 - 8). Tình yêu không chỉ yêu bằng lời, bằng hành động mà còn bằng tất cả tâm trí, bằng tất cả linh hồn, thể xác, như có lời chép: "Ta đã yêu ngươi bằng mối tình muôn thuở,
nên Ta vẫn dành cho ngươi lòng xót thương.” (Gr 31, 3)
Tình yêu mãnh liệt nên trái tim càng đau, trái tim càng chịu nhiều thương tích. Trái tim của tình yêu trao đi nhưng không được đón nhận, chỉ mong muốn người mình yêu được hạnh phúc, được yên vui nhưng vẫn bị phản bội: “Ta đã đưa các ngươi vào miền đất xanh tươi để các ngươi được ăn hoa trái thổ sản của nó. Nhưng một khi vào rồi, các ngươi đã làm nhơ nhớp đất của Ta, và biến gia sản của Ta thành đồ ghê tởm.” (Gr 2, 7). Một tình yêu vẫn một mực làm cho nó tươi tốt lại khi trao về tay Người thửa vườn đã tan nát. Có lẽ chúng ta sẽ cảm nhận điều này sâu xa, khi trao về Chúa con người tội lỗi của ta: “Hiện nay tôi sống kiếp phàm nhân trong niềm tin vào Con Thiên Chúa, Đấng đã yêu mến tôi và hiến mạng vì tôi.” (Ga 2, 20).
Chúa đã chữa lành nhiều người, xua trừ nhiều ma quỷ, giảng dạy những điều tốt lành, chính Người là Đấng muôn đang mong đợi, nhưng người Do Thái vẫn chai lòng dạ đá: “Ông ấy, chúng ta biết ông xuất thân từ đâu rồi; còn Đấng Ki-tô, khi Người đến thì chẳng ai biết Người xuất thân từ đâu cả” (Ga 7, 27). Phải chăng lòng chúng ta vẫn hoài nghi, chúng ta vẫn còn hờ hững với tình yêu đã trao hết, vì chúng ta vẫn đi tìm một tình yêu ngoài Thiên Chúa. “Chúa ở trong con mà con lại đi tìm Chúa bên ngoài con” (Augustine). Lạc lõng, bơ vơ, đau khổ vì chúng ta đang sai đường!
Một trái tim thổn thức vì sự chối từ đó: "Phải chi ngày hôm nay ngươi cũng nhận ra những gì đem lại bình an cho ngươi” (Lc 19, 42). Gần tới Giêrusalem, một hành trình đi gần đến kết thúc, đã bao nhiêu nỗ lực cố gắng, hết lòng hết sức vì thương yêu, nhưng vẫn tiếc nuối, phải chi: "Dân Ta hỡi, nghe Ta cảnh cáo, Ít-ra-en này, phải chi ngươi chịu nghe Ta, thì đừng đem thần lạ về nhà, thần ngoại bang, chớ hề cúng bái. Chính Ta là Thượng Đế Chúa ngươi, đã đưa ngươi lên tự miền Ai-cập, há miệng ngươi ra, Ta sẽ cho đầy ứ. Nhưng dân Ta đã chẳng nghe lời, Ít-ra-en nào đâu có chịu." (Tv 81, 9 – 12). Đau khổ vì Lời yêu thương đã bỏ qua tai, con người chịu nhiều đau khổ chối từ sắt đá. Lòng đau, tim tan nát khi thấy con người đau khổ dưới ách tội lỗi và Chúa vẫn tiếc nuối, Phải chi! Các ngươi nghe Ta.
Ecce homo! Này là Người! Câu nói giới thiệu về Chúa Giêsu, sau khi cho chịu đánh đòn, mình đầy máu, vòng gai đội đầu như một bêu riếu một tình yêu chết cho người mình yêu. Có lẽ chăng, đây là một thế giới đang chịu nhiều thương tích, nghèo đói, chiến tranh, vết đau vì bạo lực từ gia đình đến xã hội, chết ngay khi đang sống vì bạo quyền đang được trưng ra: Ecce Homo! Trái tim Chúa vẫn chịu nhiều thương tích qua bao đau thương của người nam, người nữ như cách: "là các ngươi đã làm cho chính Ta vậy!” (Mt, 25, 40).
Ecce Homo! Một lời giới thiệu đầy đau khổ trong thế giới hôm nay. Biết bao người đang chịu roi đòn, ức hiếp trong cô độc, không ai bên cạnh bênh vực. Con người chịu bán buôn như một món hàng, bị gán đổi như một tế vật. Đau khổ chồng chất khi chịu ném đá không thương tiếc, không ai can ngăn. Nỗi thống khổ trên những khuôn mặt gầy guộc, khô khốc không còn biết trông ai, chờ ai, không chỉ người lớn mà ngay trên khuôn mặt trẻ em.
Trái tim trong con người (Ecce Homo) đang đổ máu và đang chịu thương tích như vết thương muôn đời mới, vì nhân loại chúng con và cho chúng con. Xin Thương xót chúng con!
L.m Giuse Hoàng Kim Toan