Thiên Chúa đã ban cho người mẹ trái tim tuyệt vời. Một trái tim dịu dàng, chịu đựng mọi hoàn cảnh. Đặc biệt nhất một trái tim thấm đẫm niềm tin vào Thiên Chúa để truyền dạy cho các con qua kinh nghiệm đời mình.
Trái tim người mẹ, có khi làm mẹ rồi mới hiểu trái tim người mẹ dành cho con. Có người mẹ kể lại thời đoạn sinh hạ, người mẹ đã quên hết bao cái đau thể xác khi ôm con vào lòng. Cái ôm đầu đời, đứa con đã nhận ra hơi ấm từ vòng tay mẹ, dường như bé đã rất quen từ giọng nói, vòng tay ôm ấp, bé ngủ giấc ngon. Vợ chồng trẻ ngày đầu tiên ấy, chưa biết cách nào để chăm con, ăn ngủ thế nào, cả hai như đánh vật, mất ăn, mất ngủ làm sao để biết tâm tính đứa bé con mình. May quá các bà mẹ khác đã mách bảo về cách dạy con từ thuở tí tẹo qua cuốn “Nuôi con không phải cuộc chiến”. Thế là cả bố mẹ đọc cùng những sách hướng dẫn khác và áp dụng hiệu quả. Bây giờ con rất ngoan, vừa ba tuần tuổi bố mẹ đã dạy con học theo những phương pháp tích cực. Đứa bé phát triển tinh thần và thể xác an lành.
Không biết các bà mẹ xưa dạy con từ thuở mới sinh ra sao, không có sách vở nào hướng dẫn, cứ nghe người này chỉ dẫn cho người kia, chắc chắn sẽ vất vả rất nhiều hơn những bố mẹ thời nay. Để có một người con được dưỡng nuôi nên người không thể dễ dàng. Bao nhiêu trằn trọc, bao đêm mất ngủ, xuống tinh thần, kiệt quệ thể xác. Tình yêu người mẹ đâu thể yên lành khi con đau, con bệnh, chạy thầy, chạy thuốc. Lo thế này, thế kia, làm gì cho con được mẹ cũng chịu khó làm. Mẹ vất vả lo cho con khôn lớn, học hành. Không chỉ lo về tinh thần thể xác, người mẹ còn truyền đạt cho con tâm tình tôn giáo mà mẹ sùng kính.
Thời của Mẹ Maria, cách dạy con trẻ thuộc về người mẹ vào những năm đầu đời của con. Bé sẽ ở bên mẹ, mẹ chỉ dạy đọc kinh cầu nguyện, kể truyện Thánh Kinh cho con, nghe những hạnh tích các bậc tổ phụ, tiên tri. Những câu truyện lành thánh ấy giúp tâm hồn của bé được ươm trong mầm thánh thiện. Đôi mắt sáng, những ngôn từ đầu tiên của con, dạ, dạ, vâng, vâng, ngây thơ trong sáng. Những công, dung, ngôn, hạnh người mẹ ở tuổi đầu đời của con rất quan trọng. Bé hấp thụ phần lớn những điều tốt đẹp từ lúc thai nhi đến khi năm tuổi. Sau tuổi đó là tuổi giáo dục, nghĩa là trau dồi và điều chỉnh các đức tính, học thêm những điều mới. Một trẻ lớn lên như Chúa Giêsu “ngày càng thêm khôn ngoan, thêm cao lớn và thêm ân nghĩa đối với Thiên Chúa và người ta.” (Lc 2, 52) là một công trình đặc biệt của Mẹ Maria cộng tác với Chúa Thánh thần.
Người Do Thái có một đặc điểm hơn các dân tộc khác, bởi vì lịch sử dân tộc được ghi chép trong tâm tình tôn giáo, thờ kính Thiên Chúa trên hết mọi sự. Đọc lịch sử người Do Thái không thể tách rời Thiên Chúa ra khỏi những thăng trầm dân tộc. Một trẻ ra đời đã học từ gia đình, khi lớn hơn một chút đi dự lễ Đền Thờ tại làng vào ngày Sabat, đứa trẻ tiếp tục mở rộng hơn tâm tình tôn giáo nơi cộng đoàn. Đi tìm gặp Thiên Chúa như một đam mê, ước vọng cả cuộc đời. Mẹ Maria, Thánh Giuse và Chúa Giêsu đều được ướp trong lòng say mê Thiên Chúa như vậy cùng với dân tộc của mình.
Mẹ Maria dù được ơn vô nhiễm nguyên tội nhưng trái tim Mẹ vẫn luôn hướng về Thiên Chúa trong mọi khoảnh khắc cuộc đời một tiếng “Xin Vâng”. Tâm tình tôn giáo thẫm đẫm trong sách “Ngũ Kinh”, nguồn mạch đức tin, lịch sử và luân lý, sau này này Mẹ còn “hằng ghi nhớ mọi kỷ niệm ấy (về Chúa Giêsu), và suy đi nghĩ lại trong lòng.” (Lc 2, 19).
Các sự kiện trong cuộc đời của Mẹ Maria luôn được trình thuật trong một tâm tình “Hãy lấy Chúa là niềm vui của bạn” (Tv 36, 4). Vui trong khi đón nhận truyền tin, vui trong Chúa trên hành trình sang ai cập, tại tiệc cưới Cana, những bước hành trình rao giảng của Chúa Giêsu, đường thập giá, trong giờ tử nạn, niềm vui Phục Sinh. Người ta thường nói: “Ở đâu có bước chân của con là trái tim người mẹ ở đó”. Chuyện vui, chuyện buồn, chuyện sầu tủi, chuyện tâm tình tạ ơn, ở đâu cũng có trái tim mẹ ở đó cùng con. Trái tim tinh tuyền của Mẹ Maria không chỉ có Chúa Giêsu mà cả nhân loại, Chúa trên Thánh Giá đã phó dâng cho Mẹ. Niềm vui trong Chúa với mọi hoàn cảnh cuộc đời, đủ vượt qua mọi thử thách, vững niềm tin, cậy, mến. Một niềm say mê Thiên Chúa như Mẹ đủ đón nhận tất cả, chịu đựng, hy sinh tất cả, vươn tới trời cao.
Làm thế nào ướp đời mình trong niềm say mê Thiên Chúa như một lẽ sống trong đời, diễm phúc biết bao. Xin Mẹ cầu nguyện cho chúng con có tâm hồn tôn giáo như Mẹ.
Trái tim người mẹ, có khi làm mẹ rồi mới hiểu trái tim người mẹ dành cho con. Có người mẹ kể lại thời đoạn sinh hạ, người mẹ đã quên hết bao cái đau thể xác khi ôm con vào lòng. Cái ôm đầu đời, đứa con đã nhận ra hơi ấm từ vòng tay mẹ, dường như bé đã rất quen từ giọng nói, vòng tay ôm ấp, bé ngủ giấc ngon. Vợ chồng trẻ ngày đầu tiên ấy, chưa biết cách nào để chăm con, ăn ngủ thế nào, cả hai như đánh vật, mất ăn, mất ngủ làm sao để biết tâm tính đứa bé con mình. May quá các bà mẹ khác đã mách bảo về cách dạy con từ thuở tí tẹo qua cuốn “Nuôi con không phải cuộc chiến”. Thế là cả bố mẹ đọc cùng những sách hướng dẫn khác và áp dụng hiệu quả. Bây giờ con rất ngoan, vừa ba tuần tuổi bố mẹ đã dạy con học theo những phương pháp tích cực. Đứa bé phát triển tinh thần và thể xác an lành.
Không biết các bà mẹ xưa dạy con từ thuở mới sinh ra sao, không có sách vở nào hướng dẫn, cứ nghe người này chỉ dẫn cho người kia, chắc chắn sẽ vất vả rất nhiều hơn những bố mẹ thời nay. Để có một người con được dưỡng nuôi nên người không thể dễ dàng. Bao nhiêu trằn trọc, bao đêm mất ngủ, xuống tinh thần, kiệt quệ thể xác. Tình yêu người mẹ đâu thể yên lành khi con đau, con bệnh, chạy thầy, chạy thuốc. Lo thế này, thế kia, làm gì cho con được mẹ cũng chịu khó làm. Mẹ vất vả lo cho con khôn lớn, học hành. Không chỉ lo về tinh thần thể xác, người mẹ còn truyền đạt cho con tâm tình tôn giáo mà mẹ sùng kính.
Thời của Mẹ Maria, cách dạy con trẻ thuộc về người mẹ vào những năm đầu đời của con. Bé sẽ ở bên mẹ, mẹ chỉ dạy đọc kinh cầu nguyện, kể truyện Thánh Kinh cho con, nghe những hạnh tích các bậc tổ phụ, tiên tri. Những câu truyện lành thánh ấy giúp tâm hồn của bé được ươm trong mầm thánh thiện. Đôi mắt sáng, những ngôn từ đầu tiên của con, dạ, dạ, vâng, vâng, ngây thơ trong sáng. Những công, dung, ngôn, hạnh người mẹ ở tuổi đầu đời của con rất quan trọng. Bé hấp thụ phần lớn những điều tốt đẹp từ lúc thai nhi đến khi năm tuổi. Sau tuổi đó là tuổi giáo dục, nghĩa là trau dồi và điều chỉnh các đức tính, học thêm những điều mới. Một trẻ lớn lên như Chúa Giêsu “ngày càng thêm khôn ngoan, thêm cao lớn và thêm ân nghĩa đối với Thiên Chúa và người ta.” (Lc 2, 52) là một công trình đặc biệt của Mẹ Maria cộng tác với Chúa Thánh thần.
Người Do Thái có một đặc điểm hơn các dân tộc khác, bởi vì lịch sử dân tộc được ghi chép trong tâm tình tôn giáo, thờ kính Thiên Chúa trên hết mọi sự. Đọc lịch sử người Do Thái không thể tách rời Thiên Chúa ra khỏi những thăng trầm dân tộc. Một trẻ ra đời đã học từ gia đình, khi lớn hơn một chút đi dự lễ Đền Thờ tại làng vào ngày Sabat, đứa trẻ tiếp tục mở rộng hơn tâm tình tôn giáo nơi cộng đoàn. Đi tìm gặp Thiên Chúa như một đam mê, ước vọng cả cuộc đời. Mẹ Maria, Thánh Giuse và Chúa Giêsu đều được ướp trong lòng say mê Thiên Chúa như vậy cùng với dân tộc của mình.
Mẹ Maria dù được ơn vô nhiễm nguyên tội nhưng trái tim Mẹ vẫn luôn hướng về Thiên Chúa trong mọi khoảnh khắc cuộc đời một tiếng “Xin Vâng”. Tâm tình tôn giáo thẫm đẫm trong sách “Ngũ Kinh”, nguồn mạch đức tin, lịch sử và luân lý, sau này này Mẹ còn “hằng ghi nhớ mọi kỷ niệm ấy (về Chúa Giêsu), và suy đi nghĩ lại trong lòng.” (Lc 2, 19).
Các sự kiện trong cuộc đời của Mẹ Maria luôn được trình thuật trong một tâm tình “Hãy lấy Chúa là niềm vui của bạn” (Tv 36, 4). Vui trong khi đón nhận truyền tin, vui trong Chúa trên hành trình sang ai cập, tại tiệc cưới Cana, những bước hành trình rao giảng của Chúa Giêsu, đường thập giá, trong giờ tử nạn, niềm vui Phục Sinh. Người ta thường nói: “Ở đâu có bước chân của con là trái tim người mẹ ở đó”. Chuyện vui, chuyện buồn, chuyện sầu tủi, chuyện tâm tình tạ ơn, ở đâu cũng có trái tim mẹ ở đó cùng con. Trái tim tinh tuyền của Mẹ Maria không chỉ có Chúa Giêsu mà cả nhân loại, Chúa trên Thánh Giá đã phó dâng cho Mẹ. Niềm vui trong Chúa với mọi hoàn cảnh cuộc đời, đủ vượt qua mọi thử thách, vững niềm tin, cậy, mến. Một niềm say mê Thiên Chúa như Mẹ đủ đón nhận tất cả, chịu đựng, hy sinh tất cả, vươn tới trời cao.
Làm thế nào ướp đời mình trong niềm say mê Thiên Chúa như một lẽ sống trong đời, diễm phúc biết bao. Xin Mẹ cầu nguyện cho chúng con có tâm hồn tôn giáo như Mẹ.
L.m Giuse Hoàng Kim Toan