TIN MỪNG CHÚA NHẬT - LỄ TRỌNG

Canh thức Vượt Qua

“Giêsu Nazarét chịu đóng đinh, đã sống lại”. (Mc 16,1-8)
Đọc các tin khác ➥
TÌM KIẾM

ĐIỀU NÀO DỄ HƠN?

Chủ nhật - 18/04/2021 02:37 | Tác giả bài viết: Lm Giuse Hoàng Kim Toan |   619
ĐIỀU NÀO DỄ HƠN?

ĐIỀU NÀO DỄ HƠN?

Câu hỏi của Chúa bao giờ cũng gai góc khó trả lời. Sở dĩ khó bởi vì câu trả lời đụng chạm đến tận thâm sâu của con người. Chúa hỏi: “Trong hai điều: một là bảo người bại liệt: “Con đã được tha tội rồi”, hai là bảo: “Đứng dậy, vác lấy chõng của con mà đi”, điều nào dễ hơn?” (Mc 2, 9)

Tại sao khó đón nhận?

Con người vốn dĩ yêu mến những gì thuộc về mình, cho dù đó là tội lỗi. Kinh nghiệm này Thánh Phaolô cho thấy: “Thật vậy, tôi làm gì tôi cũng chẳng hiểu: vì điều tôi muốn, thì tôi không làm, nhưng điều tôi ghét, thì tôi lại cứ làm” (Rm 7, 14). Nguyên do rất rõ ràng, vì tội lỗi nằm trong con người. Được tha tội, thế nhưng, để được tẩy sạch hoàn toàn thì con người lại chưa muốn. Tagore trong bài thơ 28 trong tuyển tập Lời Dâng: “Chướng ngại trong tối thường dai dẳng, nhưng khi rắp tâm đập tan tôi lại thấy lòng dạ nhói đau. Tôi chỉ thèm có tự do giải thoát, nhưng lại thấy hổ thẹn khi mong đợi ngóng chờ.” Trong những cảm nghiệm này, con người nỗ lực vươn lên, luôn cần đến Chúa, hướng về Người để mong Người giải thoát. Đó là cuộc chiến nội tâm cần chiến thắng để sống tự do đích thực.

Nguy hiểm hơn.

Khó bởi vì con người thời nay sống theo trào lưu “tương đối hóa luân lý” để sống chung hòa bình với tội lỗi. Chấp nhận nó là như thế, không cần loại trừ, sống theo cách tích hợp. Biết rằng khó loại trừ, thôi không cần cố gắng, tương đối để dễ sống, dễ thở. Cuối cùng mục đích của tương đối hóa cũng quy về “cái tôi và những ham muốn của nó” (Hồng Y Joseph Ratzinger).

Khủng hoảng đức tin, giá trị Tin Mừng không còn đủ mạnh để sống. Chữa bệnh bên ngoài thì thích hơn chữa lành những gì không thấy. Trong khi con người đi tìm kiếm những gì đại bổ để tăng cường sức khỏe, bồi đắp cho bản thân cường tráng mà hưởng thụ, làm sao lại mong chữa lành tâm linh mà phải từ bỏ lối sống hưởng thụ và khoái lạc.

Giữa một thế giới, tài chính là quyết định mọi chỗ đứng. Làm sao có thể chấp nhận sự yếu mềm: “tội anh đã được tha” để từ bỏ gian dối, tham lam, đàn áp, cưỡng chiếm... về sống công bình, bác ái. Tha tội trở nên không cần thiết, bởi còn phạm tội để củng cố chỗ đứng.

Dửng dưng hơn.

Mặc kệ tôn giáo, mặc kệ với những lời tha tội. Cuộc sống còn phải sống, còn phải “có thực mới vực được đạo”, còn bao nhiêu thứ phải lo. Tội lỗi chẳng cần biết, mắc bệnh, có tiền nhiều cũng chữa được bệnh. Mackeno, cứ sống cho thoải mái, không đạo này thì đạo kia, chẳng có gì quan trọng.

Đồng loại, kẻ mạnh được, kẻ yếu thua. Đồng loại không cần biết, xe cán người ta giữa đường cũng mặc kệ, dây vào rối chuyện. Phá nhà người ta xong gọi là chòi cũng được, chẳng sao. Thích thì lấy và lấy được bằng mọi cách. Cái lý thuộc về kẻ mạnh, cứ thỏa mãn lòng tham, chẳng cần lương tâm, nghĩ ngợi, cắn rứt, áy náy làm gì. Phạm tội xong cứ đẩy cho kẻ khác, cần gì được tha tội.

Chọn lựa dễ dàng cho mình, nhưng chẳng có ích cho ai.

Điều nào dễ hơn? Thắng được chính mình là cuộc chiến khó khăn; thế nên, xin Chúa tăng cường sức mạnh để chiến thắng tội lỗi nơi mình là điều cần xin. Trong tội lỗi, con người làm băng hoại chính mình, xin cứu chúng con khỏi tội và tha tội cho chúng con.

 

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây