TIN MỪNG CHÚA NHẬT - LỄ TRỌNG

Đại Lễ Chúa Phục Sinh - Năm B

Ông đã thấy và đã tin. (Ga 20,1-10)
Đọc các tin khác ➥
TÌM KIẾM

Galilê, Ơn Gọi Đầu Tiên

Thứ tư - 12/05/2021 07:07 | Tác giả bài viết: Lm Giuse Hoàng Kim Toan |   583
A03Vs
A03Vs

Galilê, Ơn Gọi Đầu Tiên

Theo sử gia Josephus, Galilê không phải là mảnh đất dành cho mặc khải bắt đầu, ở đó có đông dân, yêu nước và bồng bột. Dân chúng Giêrusalem thường khinh miệt người dân vùng Galilê này. Chúa Giêsu xuất hiện ở đó và kêu gọi những môn đệ đầu tiên, Galilê từ đó nhiều người biết đến.
Con người tại Galilê
Galilê vùng đất phì nhiêu hơn những vùng khác tại Israel. Những người dân ngoại thường sống ở đây, có một số ít người Do Thái cũng chẳng sùng đạo lắm cư ngụ. Người Do Thái ngoan đạo thường coi khinh những người dân cư ở Galilê. Trường hợp của Nathanael nói: “Có gì hay ở Nazareth đâu?” (Ga 1, 46), Nazareth là một làng quê nhỏ bé thuộc Galilê. Ngay cả giọng nói của người Galilê nghe cũng không êm tai nữa, Chúa Giêsu sống thời thơ ấu của Ngài ở đó và cũng bắt đầu sứ vụ của Ngài ở đấy nên người ta càng chú ý, để xem con người này sẽ làm gì to lớn?
Sứ vụ của Chúa Giêsu không hoạt động một mình, Ngài kêu gọi những người Ngài quen biết theo Ngài làm môn đệ. Họ là những người sống bằng nghề ngư phủ, những nghề bình dân khác, không học cao, không nhiều tài sản gì.
Sứ vụ người tông đồ
Theo truyền thống người Do Thái thời đó, các môn đệ đi tìm cho mình vị thầy để học mở mang kiến thức, hoặc học hỏi về kinh Cora cặn kẽ. Chúa Giêsu lại khác, Ngài chọn các môn đệ, gọi họ đi theo mình để huấn luyện họ. Cách Ngài giảng dạy cũng khác với các thầy giảng khác. Chúa Giêsu giảng bằng đời sống của Ngài, cũng không nhiệm nhặt giải nghĩa kinh Tora. Chính Chúa Giêsu cũng không phải là vị thầy đúng nghĩa như các vị tiến sỹ luật, những chuyên gia học thuật về Thánh Kinh. Chúa Giêsu giảng dạy như người nghe nhận định: “Người giảng dạy như Đấng có uy quyền, chứ không như các kinh sư” (Mc, 1, 21).
Người môn đệ của Chúa Giêsu không chỉ học lý thuyết. Riêng nhóm mười hai bị đòi hỏi nhiều hơn, gác bỏ khoái lạc trần gian, sinh kế là việc thứ yếu, hôn nhân và gia đình, sở hữu riêng cần đặt đúng vị trí. Sau nữa, họ còn chịu sự bắt bớ, roi đòn, và cả sự chết.
Mười hai môn đệ của Chúa cũng nếm được phần nào vinh quang khi theo Chúa. Lòng họ cũng cảm nhận được niềm vui. Lắm lúc, niềm vui này lại thái quá khi thấy mình thành công, Chúa Giêsu bảo họ “tìm nơi vắng vẻ mà nghỉ ngơi, cầu nguyện” (Mc 6, 31). Cũng có lúc môn đệ còn ham vui quyền thế để ngồi vào chỗ nhất trong vương quyền.
Có những phụ nữ đi theo Chúa Giêsu trợ giúp. Điều này, rất khác với văn hóa người Do Thái thời ấy, chẳng ai thấy có thầy giảng nào lại có nữ đệ tử. Môn đệ chỉ là nam giới, những người sẵn sàng với sương gió: “Chim có tổ, chồn có hang, con người không chỗ gối đầu” (Lc 9, 58). Vậy mà các bà theo Chúa qua khắp nẻo đường tại Galilê, chẳng sợ hãi dị nghị, và còn theo Chúa lên Giêrusalem và chứng kiến cái chết của Ngài trên thập giá.
Môn đệ trở nên bạn hữu
“Thầy gọi anh em là bạn hữu, vì tất cả những gì Thầy nghe được nơi Cha Thầy, Thầy đã cho anh em biết.” (Ga 15, 15). Người bạn thân trung tín là món quà quý trong cuộc đời, dù thế nào cũng không bị bạn chê cười ghét bỏ, mà còn đầy tình thương mến trợ giúp, cho những lời khuyên tốt lành. Chúa Giêsu muốn các môn đệ trở thành bạn ở một cấp độ agapé. Một cấp độ cao nhất trong tình bạn như thế dành cho các môn đệ, để họ hiểu biết sâu xa hơn những gì thuộc về Chúa.
Trong tình bạn với Chúa để ở lại trong tình bạn, mỗi ngày thắm tiết hơn, mỗi ngày hiểu biết Chúa nhiều hơn, yêu mến Chúa nhiều hơn. Từ đó làm chứng về Chúa trong tình bạn mà người môn đệ đã hết lòng, hết trí, hết sức thấm nhuần trong tình Chúa yêu thương.
Galilê, chẳng có gì hay! Nhưng hãy đến mà xem, rồi ở lại đó, Chúa Giêsu sẽ cho biết có những gì hay. “Hãy theo tôi!” (Mt 4, 19).

Lm Giuse Hoàng Kim Toan

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây