TIN MỪNG CHÚA NHẬT - LỄ TRỌNG

Chúa Nhật III Thường Niên -Năm C

“Hôm nay ứng nghiệm đoạn Kinh Thánh này”. (Lc 1, 1-4; 4, 14-21)
Đọc các tin khác ➥
TÌM KIẾM

Ly hôn

Thứ sáu - 25/02/2022 05:49 | Tác giả bài viết: Lm Giuse Hoàng Kim Toan |   779
Ly hôn là một vết thương đau từ bi kịch gia đình và cũng là vấn đề nan giải trong xã hội.
Ly hôn

Ly hôn


 Ly hôn là một vết thương đau từ bi kịch gia đình và cũng là vấn đề nan giải trong xã hội. Ly hôn rạn nứt gây thương đau cho từng cá nhân trong gia đình và ảnh hưởng nặng nề nơi con trẻ. Sẽ như thế nào nếu tình trang ly hôn gia tăng tiếp diễn?

Theo nghiên cứu ở những hồ sơ ly hôn cho thấy:
Ở giới trẻ là thiếu kỹ năng sống. Vừa thiếu điều kiện đủ cho hôn nhân: kinh tế, việc làm không ổn định, tâm lý, cái tôi nặng nề, ít quan tâm đến chia sẻ việc chung trong gia đình. Vừa thiếu chuẩn bị cho đứa trẻ ra đời. Khi sinh hạ người con trách nhiệm chính vẫn trao về người mẹ, người mẹ nặng gánh hơn vừa mất sức chăm sóc con, vừa chịu áp lực về tâm sinh lý, vừa áp lực về công việc nhà, chồng dường như chỉ đòi hỏi, không quan tâm, phụ giúp, chia sẻ… phần lớn những gia đình ly hôn này khi ly hôn không có tài sản chung.

Do tác động từ người thân, bạn bè, theo triết lý chung: “không sống được thì bỏ, chứ không đeo gông vào người”. Tư tưởng này ăn mòn tính chịu đựng, hy sinh, nhẫn nại. Dễ buông bỏ, bất cần, cắt bỏ hơn là níu kéo, càng sớm càng tốt.

Bạo lực trong hôn nhân, áp lực sinh con trai (nối dõi tông đường”, ăn nhậu, cờ bạc, vay nợ lãi cao…
Ly hôn ở người lớn tuổi, cho thấy nhiều nguyên nhân do có khả năng tài chánh cao, bị tình trẻ dụ dỗ. Thoả mãn đời sống tính dục cá nhân. Không dành thời gian cho nhau, cho gia đình, mỗi người có khung trời riêng khi làm việc hay vui chơi…
Giảm ly hôn bằng cách thực hiện ngay từ gia đình.

Không gì bằng tập luyện ngay từ nhỏ trong gia đình những đức tính: Nhẫn nại, chịu đựng, vượt khó bằng cố gắng tự thân. Lớn lên chuẩn bị từ xa, thu nhập ổn định, chịu khó làm việc, tiết kiệm, tiết độ, sống niềm tin tôn giáo.
Ý nghĩa gia đình cần được chú trọng, quan tâm của xã hội và Giáo Hội. Gia đình nơi chuẩn bị cho con cái vào đời cách tốt nhất. Khi sinh con, con không có quyền chọn lựa cha mẹ, nên cha mẹ là người sẽ trao cho con gia tài, lòng ước muốn những gì cao đẹp. Không có gia đình chắc chắn xã hội nhiễu loạn, Giáo hội không thể lớn mạnh.
Gia đình là một ơn gọi căn bản nên thánh để có những vị thánh trong đời dấn thân phục vụ.

Giáo lý Hội thánh Công Giáo mô tả gia đình Kitô hữu như sau:
Số 2204: Gia đình Ki-tô giáo bày tỏ và thể hiện một cách đặc biệt sự hiệp thông trong Hội Thánh vì lẽ đó... phải được coi là một “Hội Thánh tại gia” (x. FC 21, x. LG 11), là một cộng đoàn đức tin, đức cậy và đức mến (x. Ep 5:21-6,4, Col 3:18-21; 1 Pr 3:1-7). Tân Ước cho thấy gia đình có một tầm quan trọng đặc biệt trong Hội Thánh.

Số 2205: Gia đình Ki-tô giáo là một hiệp thông nhân vị là dấu chỉ và hình ảnh của sự hiệp thông giữa Chúa Cha và Chúa Con trong Chúa Thánh Thần. Việc sinh sản và giáo dục con cái phản ánh công trình sáng tạo của Chúa Cha. Gia đình được mời gọi tham dự vào sự cầu nguyện và hy tế của Ðức Ki-tô. Kinh nguyện hằng ngày và chăm đọc Lời Chúa củng cố đức mến trong gia đình. Gia đình Ki-tô giáo mang sứ mạng loan báo Tin Mừng truyền giáo.

Số 2206: Những mối tương quan trong gia đình đưa tới những cảm nghĩ, những tình nghĩa, những sở thích, những quyền lợi giống nhau, nhất là do việc biết tôn trọng lẫn nhau. Gia đình là một cộng đoàn ưu việt được mời gọi để thực hiện “sự đồng tâm nhất trí giữa vợ chồng và sự ân cần cộng tác của cha mẹ trong việc giáo dục con cái” (x. GS 52,1).

Xin cho các gia đình được ơn lành đầy đủ để họ được nên thánh trong ơn gọi hôn nhân.
Lm Giuse Hoàng Kim Toan

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây