TIN MỪNG CHÚA NHẬT - LỄ TRỌNG

Chúa Nhật I Mùa Vọng – Năm C

“Giờ cứu rỗi các con đã gần đến” (Lc 21, 25-28.34-36)
Đọc các tin khác ➥
TÌM KIẾM

Nhà thuyết giảng

Thứ sáu - 09/12/2022 07:15 | Tác giả bài viết: Lm Giuse Hoàng Kim Toan |   784
Thánh Gioan Tẩy Giả đúng thật là nhà thuyết giảng đụng chạm đến tâm hồn người nghe, khiến người nghe xao động cần hoán cải đời mình. Một vài tìm hiểu.
B A3Vs
B A3Vs

Nhà thuyết giảng


 
 
Một người thuyết gỉang thu phục người khác, cần học và học bao kỹ năng để gây được lôi cuốn người nghe. Đặc biệt hơn thu phục người khác khi trình bày chân lý, khi người ta thích nghe điều dễ dãi hơn những điều đụng chạm vào lỗi lầm sâu kín trong tâm hồn để gọi mời hoán cải. Thánh Gioan Tẩy Giả đúng thật là nhà thuyết giảng đụng chạm đến tâm hồn người nghe, khiến người nghe xao động cần hoán cải đời mình. Một vài tìm hiểu.
Thông thường nhà thuyết giảng cần có trước tiên niềm say mê điều mình theo đuổi. Môn học trình bày cần được nấu chín trong tư tưởng, ngọn nghành những điểm nổi trội, trọng tâm và những diễn tiến, cái mới trong đề tài. Đòi hỏi về không gian, phương pháp trình bày…Có người hay nói: “Cái mới thì không hay, cái hay thì không mới”. Vậy mới biết nội dung trình bày không dễ trình giảng thuyết phục nếu không nắm vững kỹ năng và đam mê với môn học ấy.
Một nhà giảng thuyết đạo lý cần nắm vững và kiên định trong nội dung giảng phần nào giống như đòi hỏi người thuyết giảng. Ngoài ra, người ấy còn có một đời sống đáng tin cậy, có các đức tính trung thực, khiêm nhường, tiết độ, quảng đại, từ tâm. Những giá trị lời nói thoát ra từ tâm hồn con người đã nhiều năm ghiền gẫm suy tư, sống đơn giản, tối thiểu như để chất liệu nội tâm được gia tăng. Gioan tẩy giả được giới thiệu là người bước ra từ trong hoang mạc: “Ông Gio-an mặc áo lông lạc đà, thắt lưng bằng dây da, lấy châu chấu và mật ong rừng làm thức ăn” (Mt 3, 4)
Lời nói mạnh mẽ, uy lực không phải là tiếng gào thét, cũng chẳng phải là tiếng nói mỵ dân. Lời nói xoáy vào tâm khảm người nghe, đụng chạm đến tận tâm hồn. Thật khó, khi người nghe chỉ như “Nước đổ lá khoai”. Khi hỏi cha giảng hay không? Rất hay mà không nhớ gì hết ngoài ba câu chuyện cười. Thánh Gioan chinh phục người nghe bằng Lời đã thành xương thịt, Lời nằm trong máu của nhà giảng thuyết. Hết tâm, hết lực, đã sống, đã kinh nghiệm và khi nói ra như chấn động cả hoang mạc. Lời nói rất đơn giản không hoa mỹ, không ru ngủ: “Hãy dọn sẵn con đường cho Đức Chúa, sửa lối cho thẳng để Người đi. Mọi thung lũng, phải lấp cho đầy, mọi núi đồi, phải bạt cho thấp, khúc quanh co, phải uốn cho ngay, đường lồi lõm, phải san cho phẳng. Rồi hết mọi người phàm sẽ thấy ơn cứu độ của Thiên Chúa” (Lc 3, 4 - 6)
Sức mạnh của nội dung thuyết giảng là phần quan trọng không chỉ lời mà trong Lời người nghe còn gặp được chính Chúa nói, chứ không phải là người nói. Thời Gioan xuất hiện rao giảng, đâu chỉ mình Gioan giảng thuyết, có nhiều người cũng đang giảng thuyết, người nghe lại bỏ họ đến với Gioan để nghe ông. Lời Gioan có gì thuyết phục như vậy? Vì Lời giảng của Gioan không chỉ nghe mà còn đỏi hỏi hành động: “Các anh hãy sinh những hoa quả xứng với lòng sám hối.” (Lc 3, 8) hoặc “Cái rìu đã đặt sát gốc cây: bất cứ cây nào không sinh quả tốt đều bị chặt đi và quăng vào lửa.” (Lc 3, 9). Mạnh mẽ trong lời, nhưng cũng đầy khoan dung, nhân từ: “Ai có hai áo, thì chia cho người không có; ai có gì ăn, thì cũng làm như vậy."Cũng có những người thu thuế đến chịu phép rửa. Họ hỏi ông: "Thưa thầy, chúng tôi phải làm gì?" Ông bảo họ: "Đừng đòi hỏi gì quá mức đã ấn định cho các anh."Binh lính cũng hỏi ông: "Còn anh em chúng tôi thì phải làm gì?" Ông bảo họ: "Chớ hà hiếp ai, cũng đừng tống tiền người ta, hãy an phận với số lương của mình." (Lc 3, 11 – 14)   
Người giảng thuyết dễ quy về mình như ngôi sao, người diễn giải uy tín, người được nổi tiếng giữa dân chúng. Những cám dỗ hư danh dễ làm thất bại người thuyết giảng, vì đâu phải đề tài nào mình cũng hay đâu, nhất là “cái hay thì không mới”. Lời rao giảng dẫn đến gặp Chúa, đòi hỏi người thuyết giảng biết khiêm nhường: “Tôi, tôi làm phép rửa cho các anh trong nước để giục lòng các anh sám hối. Còn Đấng đến sau tôi thì quyền thế hơn tôi, tôi không đáng xách dép cho Người. Người sẽ làm phép rửa cho các anh trong Thánh Thần và lửa” (Mt 3, 11). Người thuyết giảng còn phải chịu đau khổ vì lời mình rao giảng như Gioan bị cầm tù và bị chặt đầu.
Lời người giảng thuyết hệ tại ở nơi chính mình, thực hành gẫm suy Lời Chúa, sống trải nghiệm Lời Chúa trong cuộc đời mình, khó nhất là chấp nhận trả giá cho lời mình rao giảng, sống chết với Lời ấy. Xin Thánh Gioan dạy chúng con nên như người giảng thuyết như Chúa mong ước.
L.m Giuse Hoàng Kim Toan

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây