Như người ta thường nói: “Vào hang cọp mới bắt được cọp”. Kinh sư, biệt phái trách Chúa Giêsu: “Sao lại ngồi ăn cùng kẻ tội lỗi” (Mt 9, 11).
Người Do thái không thích những người cộng tác với chính quyền Roma làm những ngành nghề thu thuế. Họ liệt những người làm trong ngành thuế là kẻ tội lỗi, vì đã làm tôi hai chủ: Vừa Thiên Chúa, vừa phục tùng thế quyền, qua việc đóng thuế vừa cho Đền thờ vừa cho Đế quốc Roma.
Người Do thái thời Chúa Giêsu quan niệm đóng thuế cho ai là phục quyền người đó. Không thể gán ghép cho điều đó, Chúa Giêsu đã giải thích qua việc đóng thuế, khi quan chức đền thờ gài bẫy Chúa có đóng thuế thân cho chính quyền Roma không? Chúa trả lời: “Của Ceasar trả về cho Ceasar, của Thiên Chúa trả về Thiên Chúa” (Mt 22, 21).
Trong những bắt bẻ nhau từ lời nói hay việc làm, người ta thường dùng câu chuyện này gắn với câu chuyện khác. Hai ngữ cảnh khác nhau gán ghép cho một chủ đề tranh cãi, hoặc lấy chuyện này gắn với chuyện kia dù chẳng ăn nhập với nhau, tấn công đối thủ của mình, làm hại nhau. Chúa dạy: “Của Ceasar trả cho Ceasar” chuyện nào ra chuyện nấy.
Đừng gán ghép, người tội lỗi không phải là tất cả những người làm trong nghành thuế; mà cả những người tự coi mình là công chính nữa. Chúa gọi Matthew ngồi bàn thu thuế làm Tông đồ của Chúa, không ăn nhập gì với việc Matthew làm nghề gì. Cũng như Chúa gọi chúng ta, Người đâu quan tâm chúng ta làm nghề gì, Chúa muốn gọi ai, tuỳ Người thôi.
Ngồi ăn chung, những biệt phái nhìn tiêu cực “đồng bàn với kẻ tội lỗi” thiếu đi một cách nhìn khác tích cực, đó là “Bàn tiệc hiệp thông”. Chúa “làm mưa trên kẻ dữ cũng như người lành” (Mt 5, 45). Yêu thương là không phân biệt, ai lành, ai dữ. Yêu thương là hiệp thông, như hiệp thông trong Thánh Lễ, người này hiệp thông với người kia để hiệp thông với Chúa trong kinh nguyện. Người thánh thiện cầu nguyện cho người tội lỗi, người tội lỗi cầu nguỵên cho mình và cho những người khác. Cầu nguyện cho nhau, không loại trừ ai.
Trở nên tội nhân. Chúa Giêsu là Đấng vô tội đã mang lấy tội chúng ta để chữa lành và cứu độ chúng ta. Tình yêu là mang vác đời nhau, dù là tội nhân hay là thánh nhân. Mang lấy thương tích của nhau, mới có thể sống đức ái toàn vẹn; nếu không chỉ là công tác xã hội, từ thiện.
“Chúa đến để cứu những người tội lỗi chứ không phải là những người công chính” (Mt 9, 13). Chúa là Đấng vô tội, trở nên tội nhân để cứu những tội nhân, vào hang cọp để bắt cọp.
Xin cứu chữa chúng con là những người tội lỗi. Amen!
Người Do thái không thích những người cộng tác với chính quyền Roma làm những ngành nghề thu thuế. Họ liệt những người làm trong ngành thuế là kẻ tội lỗi, vì đã làm tôi hai chủ: Vừa Thiên Chúa, vừa phục tùng thế quyền, qua việc đóng thuế vừa cho Đền thờ vừa cho Đế quốc Roma.
Người Do thái thời Chúa Giêsu quan niệm đóng thuế cho ai là phục quyền người đó. Không thể gán ghép cho điều đó, Chúa Giêsu đã giải thích qua việc đóng thuế, khi quan chức đền thờ gài bẫy Chúa có đóng thuế thân cho chính quyền Roma không? Chúa trả lời: “Của Ceasar trả về cho Ceasar, của Thiên Chúa trả về Thiên Chúa” (Mt 22, 21).
Trong những bắt bẻ nhau từ lời nói hay việc làm, người ta thường dùng câu chuyện này gắn với câu chuyện khác. Hai ngữ cảnh khác nhau gán ghép cho một chủ đề tranh cãi, hoặc lấy chuyện này gắn với chuyện kia dù chẳng ăn nhập với nhau, tấn công đối thủ của mình, làm hại nhau. Chúa dạy: “Của Ceasar trả cho Ceasar” chuyện nào ra chuyện nấy.
Đừng gán ghép, người tội lỗi không phải là tất cả những người làm trong nghành thuế; mà cả những người tự coi mình là công chính nữa. Chúa gọi Matthew ngồi bàn thu thuế làm Tông đồ của Chúa, không ăn nhập gì với việc Matthew làm nghề gì. Cũng như Chúa gọi chúng ta, Người đâu quan tâm chúng ta làm nghề gì, Chúa muốn gọi ai, tuỳ Người thôi.
Ngồi ăn chung, những biệt phái nhìn tiêu cực “đồng bàn với kẻ tội lỗi” thiếu đi một cách nhìn khác tích cực, đó là “Bàn tiệc hiệp thông”. Chúa “làm mưa trên kẻ dữ cũng như người lành” (Mt 5, 45). Yêu thương là không phân biệt, ai lành, ai dữ. Yêu thương là hiệp thông, như hiệp thông trong Thánh Lễ, người này hiệp thông với người kia để hiệp thông với Chúa trong kinh nguyện. Người thánh thiện cầu nguyện cho người tội lỗi, người tội lỗi cầu nguỵên cho mình và cho những người khác. Cầu nguyện cho nhau, không loại trừ ai.
Trở nên tội nhân. Chúa Giêsu là Đấng vô tội đã mang lấy tội chúng ta để chữa lành và cứu độ chúng ta. Tình yêu là mang vác đời nhau, dù là tội nhân hay là thánh nhân. Mang lấy thương tích của nhau, mới có thể sống đức ái toàn vẹn; nếu không chỉ là công tác xã hội, từ thiện.
“Chúa đến để cứu những người tội lỗi chứ không phải là những người công chính” (Mt 9, 13). Chúa là Đấng vô tội, trở nên tội nhân để cứu những tội nhân, vào hang cọp để bắt cọp.
Xin cứu chữa chúng con là những người tội lỗi. Amen!
Lm Giuse Hoàng Kim Toan.