TIN MỪNG CHÚA NHẬT - LỄ TRỌNG

Đại Lễ Chúa Giáng Sinh

“Hôm nay, Ðấng Cứu Thế đã giáng sinh cho chúng ta”. (Lc 2, 1-14)
Đọc các tin khác ➥
TÌM KIẾM

Toà Thánh: Nhân quyền là phổ quát

Thứ hai - 18/10/2021 20:50 | Tác giả bài viết: |   896
Đức ông Janusz Urbanczyk, Đại diện thường trực của Tòa Thánh khẳng định rằng nhân quyền là phổ quát, không thể chuyển nhượng và bất khả xâm phạm.
Toà Thánh: Nhân quyền là phổ quát

Toà Thánh: Mọi người đều phải được tôn trọng nhân quyền

Phát biểu tại sự kiện được tổ chức ở Warsaw, Ba Lan hôm 15/10/2021, đánh dấu 30 năm thành lập Văn phòng Thể chế Dân chủ và Nhân quyền (ODIHR), của Tổ chức an ninh và hợp tác châu Âu (OSCE), Đức ông Janusz Urbanczyk, Đại diện thường trực của Tòa Thánh tại tổ chức này khẳng định rằng nhân quyền là phổ quát, không thể chuyển nhượng và bất khả xâm phạm.

Mở đầu bài phát biểu, Đức ông nói: “Toà Thánh tiếp tục nhấn mạnh, cần phải nhìn nhận phẩm giá vốn có, các quyền bình đẳng và bất khả xâm phạm của tất cả các thành viên gia đình nhân loại, không phân biệt chủng tộc, giới tính, ngôn ngữ hay tôn giáo. Vì đây là nền tảng của tự do, công lý, và hòa bình trên thế giới”.

Đại diện Tòa Thánh giải thích: “Nhân quyền là phổ quát, không thể chuyển nhượng và bất khả xâm phạm. Phổ quát vì nhân quyền hiện diện trong tất cả mọi người, không tuỳ thuộc thời gian, địa điểm hay chủ thể. Bất khả xâm phạm bởi vì nhân quyền đã hiện diện nơi mỗi người và phẩm giá con người. Không thể chuyển nhượng có nghĩa là không ai có thể tước đoạt quyền này".

Tuy nhiên, theo Đức ông Urbanczyk, để có kết quả, các quyền cơ bản của con người được tuyên bố một cách long trọng là chưa đủ. Chúng còn phải được áp dụng trong thực tế. Ngài than phiền ở nhiều nơi trên thế giới, dường như chưa có hồi kết đối với những hành vi vi phạm nghiêm trọng chống lại các quyền cơ bản của con người. Ngài chỉ ra rằng những quyền này không phải lúc nào cũng được tôn trọng đầy đủ ngay cả ở các nước dân chủ.

Ngoài ra, còn cần phải hiểu đúng khái niệm “nhân quyền”, bởi vì thực tế, có những bất đồng và hiểu sai về khái niệm này. Vì thế, các quốc gia thành viên của Tổ chức an ninh và hợp tác châu Âu cần phải liên kết trong việc giải thích các nguyên tắc phổ quát về nhân quyền và các quyền tự do cơ bản làm nền tảng cho chiều kích con người.

Về phía Toà Thánh, Đức ông cho biết Đức Thánh Cha rất quan tâm đến sự thay đổi trong việc giải thích một số quyền, trong đó có “các quyền mới” thường mâu thuẫn với các quyền khác. Hậu quả là làm tổn hại đến người nghèo và người dễ bị tổn thương. Do đó, theo Tòa Thánh, cách tiếp cận có ý nghĩa duy nhất đối với chiều kích con người là tìm kiếm sự hiểu biết chung về các quyền phổ quát và các quyền tự do cơ bản, cũng như bảo vệ và thúc đẩy các quyền này.

Ngọc Yến - Vatican News

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây