Giáo Phận Ban Mê Thuộthttps://gpbanmethuot.net/assets/images/logo.png
Thứ ba - 04/04/2023 21:04 |
1044
Tuần Thánh thúc đẩy chúng ta gia tăng hơn nữa những thực hành đạo đức trong Mùa Chay, đặc biệt hướng chúng ta vào Cuộc Khổ nạn của Đức Kitô. Từ trên Thập giá, Chúa Giêsu mời gọi chúng ta tham dự hy tế của Người, để đến lượt mình, chúng ta cũng được thông phần vinh quang với Người.
Chi tiết từ "The Crucifixion" (1880) của Thomas Eakins [WikiArt.org]
LỜI MỜI GỌI CỦA ĐỨC KITÔ TRÊNTHẬP GIÁ: BẢY LỜI CUỐI CÙNG Tiến sĩ R. Jared Staudt
WHĐ (04.04.2023) - Tuần Thánh thúc đẩy chúng ta gia tăng hơn nữa những thực hành đạo đức trong Mùa Chay, đặc biệt hướng chúng ta vào Cuộc Khổ nạn của Đức Kitô. Từ trên Thập giá, Chúa Giêsu mời gọi chúng ta tham dự hy tế của Người, để đến lượt mình, chúng ta cũng được thông phần vinh quang vớiNgười.
Bảy Lời Cuối Cùng của Đức Kitô trên Thánh Giá mang đến cho chúng ta lời mời đặc biệt trực tiếp và hướng dẫn chúng ta suy niệm trong những ngày thánh này.
1) “Lạy Cha, xin tha cho họ, vì họ không biết việc họ làm” (Lc 23, 34).
Những lời này có thể diễn tả toàn bộ hành động cứu độ của Chúa Giêsu. Dotội lỗi của mình, tất cả chúng ta đềuđã đóng đinh Chúa Giêsu, nhưng Người vẫn cầu nguyện cho chúng ta, và nhấthiến mạng sống cho chúng ta, nhờ đó, chúng ta được ơntha thứ. Chính cuộc đời của Chúa Giêsu đã là sự cứu độ, làsứ mạng giải thoátcủa tình yêu, trong đó Chúa Giêsu để cho bản thân bị chính dân của mình từ khước để kéo họ ra khỏi cảnh nô lệ. Chúa Giêsu kêu gọi các môn đệ,một khi cảm nghiệm được lòng thương xót của Người, hãy biết thể hiệnlòng thương xót đối với người khác. Thật vậy, yêu thương và cầu nguyện cho kẻ thù của mình minhchứng tình yêu của chúng ta và bày tỏ tình yêu của Thiên Chúa cho người khác, thông chia sự tha thứ mà chínhchúng ta đã lãnh nhận.
2) “Tôi bảo thật anh, hôm nay, anh sẽ được ở với tôi trên Thiên Ðàng” (Lc 23, 43).
Chúa Giêsu không chỉ ban ơn tha thứ thông qua công trình cứu chuộc; Người còn lôi kéo chúng ta vào một cuộctạo dựngmới, “được sinh ra, không phải do khí huyết,cũng chẳng do ước muốn của nhục thể,hoặc do ước muốn của người đàn ông,nhưng do bởi Thiên Chúa” (Gn 1, 13). Thông qua món quà sự sống, Chúa Giêsu đã tạo ra một khu vườn mới, một thiên đàng vĩnh cửu, được tưới mát từ bửu huyết chảy ra từ cạnh sườn Người. Đó là “hôm nay” vĩnh cửu trong sự sống đời đời của chính Thiên Chúa. Tất cả chúng ta đều ở trong vị thếcủa người trộm lành, và Chúa Giêsu đích thân nói với chúng ta từ trên Thập giá, mời gọi chúng ta,ngayhôm nay, bước vào sự sống đời đời với Người.
3) “Thưa Bà, đây là con của Bà… Ðây là mẹ của anh!” (Gn 19, 26–27).
Chúa Giêsu traoban cho chúng ta mọi sự, Người cho chúng ta chính thịt vàmáu củaNgười. Chúa Giêsu sai Thần Khí của Ngườiđến ngự trong chúng ta như ngựtrong một Đền thờ, vàdẫn chúng ta đến với Chúa Cha trong lời cầu nguyện. Chúa Giêsu cũng ban cho chúng ta Mẹ của Người như là mẹ của chính chúng ta. Thật vậy, vì chúng ta là chi thể của Thân thể mà Mẹ đã sinh ra, Người mời gọi chúng ta rước Mẹ về nhà mình như môn đệ Gioan. Trong hành động yêu thương này, Chúa Giêsu cho chúng ta biết rằng Người không giữ lại điều gì, và sự từ bỏ tất cả của Người cũng là một ân banvà lời mời gọidành cho chúng ta.
4) “Lạy Thiên Chúa, lạy Thiên Chúa của con, sao Ngài bỏ rơi con?" (Mt27, 46; Mc 15, 34).
Chúa Giêsu bị Chúa Cha bỏ rơi ở chỗ Người đã làm theo ý muốn của Chúa Cha khi bị trao nộp cho phường tội lỗi. Chúa Giêsubị bỏ rơi cho đến chết, ngay cả khi Người tự nguyện gánh lấy mọi tội lỗi và đau khổ của nhân loại sa ngã, mang lấygánh nặng này và tự hiến chínhmình như một củalễhiến tế, một con chiên vượt qua để chúng ta có thể thoát khỏi sựchết đời đời. Chínhgiây phút này là lúc Người gần Chúa Cha hơn bao giờ hết. Chúa Giêsu cũng kêu gọi các môn đệ vác thập giá của mình, chết đicho chính mình, vàthông phần nhữngđau khổ trong cuộc đời của mình với việc Người bị bỏ rơi trên Thập giá.
5) “Ta khát” (Ga 19, 28).
Trong tình trạng bị bỏ rơi, Chúa Giêsu mạc khải cơn khát của Người. Chúa Giêsu đã nói với các môn đệ trong Bữa Tiệc Ly rằng, Người sẽ “không còn uống thứ sản phẩm này của cây nho, cho đến ngày ấy, ngày Thầy được cùng anh em uống thứ rượu mới trong Nước của Cha Thầy” (Mt 26, 29). Chúa Giêsukhát thứ rượu mớinày với chúng ta, chén cứu độ mới này tuôn trào từ chính cạnh sườn của Người. Chúa Giêsukhát việcchúng ta cùng tham dự với Người trong việc đón nhận ân ban của Người, khao khát ân bannày hơn bất cứ điều gì khác. Đây có thể là lời mời gọi mạnh mẽ nhất của Chúa Giêsu trên Thập Giá, mời gọi chúng ta đến với rượu mới mà Người ban cho chúng ta trong giờ của Người, vốn có sức mạnh để biến đổi cuộc đờichúng ta (x. Ga 2).
6) “Mọi sựđã hoàn tất” (Ga19, 30).
Trong tiếng La-tinh, cụm từ “Mọi sựđã hoàn tất” này là “consummatum est,” có nghĩa rất phong phú. Nó đề cập đến món nợ được trả đầy đủ; sự kiện toàn của Giao ước cũ; sự hoàn thành của hylễ; sự hiến thân hoàn toàn cho hiền thê. Đổi lại, Chúa Giêsu yêu cầu sự chấp nhận trọn vẹnân ban này, có nghĩa là Người muốn chúng ta dâng trao cho Người cả cuộc đời chúng ta, chứ không chỉ là một phần của tư tưởng, tình cảm, thời gian và công việc của chúng ta. Chúa Giêsumời chúng tathưa lại rằng, con đã trao cho Chúatất cả, trọn vẹn cuộc sống của con, để rồi, vào giây phút cuối cuộc đời, chúng ta có thể cất lời giống như Người, “mọi sựđã hoàn tất”.
7) “Lạy Cha, con xin phó thác hồn con trong tay Cha!” (Lc 23, 46).
Chúa Giêsu đã trao phó mọi sự cho Chúa Cha, trong đó có tất cả chúng ta. Người sẽ đem chúng ta đến với Thiên Chúa, giao hòa chúng ta với Thiên Chúa, và cho chúng ta trở nên nghĩa tử trong Người, Đấng là Trưởng tử. Mọi điều Chúa Giêsu nói và làm đều bởi Chúa Cha ban cho Người. Trong lời cuối cùng này vào giây phút tắt thở, một lần nữa Chúa Giêsu cho chúng ta thấy: mọi sự đều từ Chúa Cha và vì Chúa Cha. Đây là mục tiêu sứ mạng của Chúa Giêsu và cũnglà lời mời gọi tối hậu Người muốndành cho chúng ta: Hãy cùng Ta đến với Chúa Cha, cùng Ta thông phần sự sống của Chúa Cha, vàcùng Ta vui hưởng tình yêu của Chúa Cha mãi mãi.