TIN MỪNG CHÚA NHẬT - LỄ TRỌNG

Chúa Nhật III Thường Niên -Năm C

“Hôm nay ứng nghiệm đoạn Kinh Thánh này”. (Lc 1, 1-4; 4, 14-21)
Đọc các tin khác ➥
TÌM KIẾM

Ai có quyền tha tội?

Thứ sáu - 14/01/2022 04:53 | Tác giả bài viết: Lm Giuse Hoàng Kim Toan |   1323
Chỉ có Thiên Chúa mới có quyền tha tội.
Ai có quyền tha tội?

Ai có quyền tha tội?


 Câu hỏi khá hay của những luật sĩ dành cho Chúa Giêsu. Tha tội và tha thứ, tha bổng, mỗi từ đều khác nhau về ý nghĩa.

Tha bổng: Thường liên quan đến toà án, tha bổng nghĩa là không kết tội, hay án không cấu thành tội, hoặc số ngày tù đã đủ khi toà kết án. Có điều chúng ta để ý, khi kết án có tội phải chịu hình phạt; nhưng khi không kết tội, người ta chỉ dùng từ “tha bổng”. Kết tội nhưng lại tha bổng. Con người tự bản chất đã cho thấy, con người không có quyền tha tội. Có tội và tha bổng là đương nhiên chịu hình phạt hay tha dựa trên pháp lý. Quan toà chỉ có thể phán quyết vô tội, không đủ kết tội, song nợ ân oán còn đó, tự trả lẫn nhau, toà không có quyền xen vào

Tha thứ. Tha thứ dùng trong tương quan với nhau hay với chính mình. Tha thứ để được thứ tha. Tha thứ là cánh cửa mở ra để sống tích cực với mọi người. Không tha thứ chỉ tác hại cho bản thân, vì tự nhốt mình trong giận hờn, ghen ghét, đau khổ. Tha thứ là một hành vi cảm thông, hiểu những khốn khổ của người khác, chính họ phải chịu khi không tha thứ. Tha thứ sẽ thấy cuộc đời đơn giản vì ai cũng cần tha thứ.

Tha tội. Tội và nợ đi chung với nhau. Tha tội là và cả nợ thì thiếu công bình. Chẳng hạn khi nói xấu, vu oan cho ai, hoặc làm mất danh dự của ai. Khi đi xưng tội, tội được tha nhưng không tha được món nợ đã làm cho người bị vu oan, người bị nói xấu phải buồn phiền, đau khổ trong một thời gian dài. Làm sao đền bù tổn thương tinh thần, tâm lý, khi nạn nhân phải chịu. Đền tiền ư? Chỉ xoa dịu tổn thương nhưng vẫn nợ. Tổn thương thể xác thì dễ chữa, nhưng tổn thương tinh thần thì khó chữa biết bao.

Như vậy nợ chưa được tha. Các luật sĩ phản ánh đúng: “Ai có quyền tha tội và nợ?” Chẳng ai dưới thế này có thể tha được tội và nợ. Muốn tha nợ và tội cần có hy lễ đền bù, lấy mạng sống mình ra đền bù sao? Không thể vì mỗi người chỉ có một mạng sống, mà tội nợ không chỉ liên quan đến một người mà còn liên quan đến nhiều người, gia đình, đồng nghiêp, người thân của nạn nhân. Cần có hy lễ đền tội của người Đấng Công Chính hoàn toàn vô tội, mới có thể chết thay cho người có tội nợ được tha.

Hy lễ của Chúa Giêsu là Đấng Toàn Năng, trong con người tử tội, chết thay, chuộc tội cho nhân loại, Đấng ấy mới có quyền tha tội. Từ hy lễ đền tội thay cho nhân loại của Chúa Giêsu, con người chúng ta có khả năng tháp nhập vào trong hy tế của Chúa Giêsu nhờ Chúa Thanh Thần, có thể dâng những hy sinh, bác ái, sống yêu thương, đền bù phần nào lỗi lầm của chúng ta khi làm cho người khác bị tổn thương.

Trong Hội Thánh thông công, chúng ta cũng còn nhờ những hy tế của người sống công chính, các thánh trên trời cầu nguyện, những lễ hy sinh đền bù của chúng ta được hoàn thành trong Chúa Giêsu. Thánh Phaolô viết cho chúng ta về hy lễ đền bù: “Giờ đây, tôi vui mừng được chịu đau khổ vì anh em. Những gian nan thử thách Đức Ki-tô còn phải chịu, tôi xin mang lấy vào thân cho đủ mức, vì lợi ích cho thân thể Người là Hội Thánh” (Col 1, 24).

Chỉ có Thiên Chúa mới có quyền tha tội. Hãy cố gắng sống yêu thương: “Anh em đừng mắc nợ gì ai, ngoài món nợ tương thân tương ái, vì ai yêu người thì đã chu toàn Lề Luật” (Rm 13,8).
Lm Giuse Hoàng Kim Toan

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây