Gioan xuất hiện với con người mộc mạc và sứ điệp của ngài lại đanh thép, làm cho nhiều người chú ý. Không phải trên toà cao sang mà tiếng hô ấy từ trong hoang địa. Cũng chẳng là trang phục uy nghi mà chỉ là chiếc áo lông lạc đà, lưng thắt dây da. Con người và sứ điệp của ông gây nên một làn sóng hồi tâm (Metanoia).
Thời Chúa Giêsu đang mong chờ Đấng Cứu Thế xuất hiện cách mạnh mẽ và rõ ràng hơn bao giờ hết. Từ sự kiện tại Belem, một trẻ nhỏ sinh ra. Tại làng quê hẻo lánh một đứa trẻ khác cũng đã sinh ra trước đây gây tiếng đồn ra khắp xứ: “Đứa trẻ này rồi sẽ ra sao?” (Lc 1, 66). Từng loạt sự kiện khiến người ta hoang mang, nhất là xung khắc tôn giáo thời ấy, Đế Quốc Roma cho quyền tự do tôn giáo nhưng lại khắt khe trong tự do chính trị, một số người Do Thái hô hào cầm vũ khí, số khác trốn vào rừng để tôn giáo không nhuốm mùi chính trị, chờ đợi Đấng Cứu Thế.
Gioan xuất hiện tại sông Giođan, nhiều người kéo đến ông, nhận ra ông có sức hút kỳ lạ. Một người râu tóc um sùm, lời nói như sấm, mạnh mẽ như sét đánh, thần lực của ông thu hút ánh nhìn xao động tâm hồn người khác. Người ta đến hỏi ông: "Chúng tôi phải làm gì đây? "Ông trả lời: "Ai có hai áo, thì chia cho người không có; ai có gì ăn, thì cũng làm như vậy."Cũng có những người thu thuế đến chịu phép rửa. Họ hỏi ông: "Thưa thầy, chúng tôi phải làm gì? "Ông bảo họ: "Đừng đòi hỏi gì quá mức đã ấn định cho các anh."Binh lính cũng hỏi ông: "Còn anh em chúng tôi thì phải làm gì? "Ông bảo họ: "Chớ hà hiếp ai, cũng đừng tống tiền người ta, hãy an phận với số lương của mình." (Lc 3, 11 – 14) Lời khuyên của ông khác với lời kêu gọi mạnh mẽ, đầy vẻ nhân từ, kêu gọi trả lại lẽ chính trực, không tham lam, hà hiếp ai, liêm chính và công bằng.
Con người và sứ điệp của Gioan đòi hỏi sám hối và thú tội (Metanoia), đổi mới hoàn toàn từ tâm linh đến hành vi: Thú nhận tội lỗi với chính mình - Thú tội với những người mà anh ta đã làm sai, lập lại giao hoà. Thú nhận với Thiên Chúa, nhận sự tha thứ của Chúa.
Mang trong mình một sứ điệp thôi thúc, dùng bằng nhiều lời lay động: “Hãy sám hối”, “Cái rìu đã đặt sẵn dưới gốc cây”, khi đến gặp ông, người ta lại nhận ra một con người độ lượng và khoan dung. Ngạc nhiên về ông, người ta lại nhớ đến thời của Elia, một ngôn sứ thời xưa, ông mang lửa từ trời xuống đốt của lễ trước sự chúng kiến các thầy tư tế thờ Baal. Ngôn sứ Elia cho một trẻ sống lại, ông còn kêu gọi canh tân, đổi mới tâm hồn. Người ta nhớ lại lời tiên tri Malakhi: “Này Ta sai ngôn sứ Ê-li-a đến với các ngươi, trước khi Ngày của Đức Chúa đến, ngày trọng đại và kinh hoàng” (Ml 3, 23).
Người ta còn hỏi ông Gioan có phải là Giêrêmia không? Một người tiên tri đau khổ của thời xưa vì lời rao giảng của mình mà bị đánh, bị chịu tù. Chính Gioan cũng ngồi tù vì Lời can ngăn của ông với Herođê và bị chém đầu.
Ông Gioan chỉ nói về mình là tiếng hô trong sa mạc, là người dọn đường cho Đấng đến sau. Khi Chúa Giêsu xuất hiện, Gioan chỉ về phía Chúa, giới thiệu: “Đây chiên Thiên Chúa, Đây Đấng gánh tội trần gian” (Ga 1, 29). Một con người mạnh mẽ trong lời rao giảng, nhưng cũng là con người của lòng khiêm nhường: “Không xứng đáng cởi dây giầy cho Đấng đến sau” (Ga 1, 27). Vai trò của ông kết thúc khi Chúa Giêsu xuất hiện công khai.
Con người và sứ điệp của Gioan Tẩy Giả không chỉ nói về thay đổi đời sống và tâm linh. Ngài còn mời gọi chúng ta: “Bạn hãy lấy Chúa là niềm vui của bạn” (Tv 36, 4). Người của niềm vui mới có thể là người mang tin vui đến cho người khác.
Thời Chúa Giêsu đang mong chờ Đấng Cứu Thế xuất hiện cách mạnh mẽ và rõ ràng hơn bao giờ hết. Từ sự kiện tại Belem, một trẻ nhỏ sinh ra. Tại làng quê hẻo lánh một đứa trẻ khác cũng đã sinh ra trước đây gây tiếng đồn ra khắp xứ: “Đứa trẻ này rồi sẽ ra sao?” (Lc 1, 66). Từng loạt sự kiện khiến người ta hoang mang, nhất là xung khắc tôn giáo thời ấy, Đế Quốc Roma cho quyền tự do tôn giáo nhưng lại khắt khe trong tự do chính trị, một số người Do Thái hô hào cầm vũ khí, số khác trốn vào rừng để tôn giáo không nhuốm mùi chính trị, chờ đợi Đấng Cứu Thế.
Gioan xuất hiện tại sông Giođan, nhiều người kéo đến ông, nhận ra ông có sức hút kỳ lạ. Một người râu tóc um sùm, lời nói như sấm, mạnh mẽ như sét đánh, thần lực của ông thu hút ánh nhìn xao động tâm hồn người khác. Người ta đến hỏi ông: "Chúng tôi phải làm gì đây? "Ông trả lời: "Ai có hai áo, thì chia cho người không có; ai có gì ăn, thì cũng làm như vậy."Cũng có những người thu thuế đến chịu phép rửa. Họ hỏi ông: "Thưa thầy, chúng tôi phải làm gì? "Ông bảo họ: "Đừng đòi hỏi gì quá mức đã ấn định cho các anh."Binh lính cũng hỏi ông: "Còn anh em chúng tôi thì phải làm gì? "Ông bảo họ: "Chớ hà hiếp ai, cũng đừng tống tiền người ta, hãy an phận với số lương của mình." (Lc 3, 11 – 14) Lời khuyên của ông khác với lời kêu gọi mạnh mẽ, đầy vẻ nhân từ, kêu gọi trả lại lẽ chính trực, không tham lam, hà hiếp ai, liêm chính và công bằng.
Con người và sứ điệp của Gioan đòi hỏi sám hối và thú tội (Metanoia), đổi mới hoàn toàn từ tâm linh đến hành vi: Thú nhận tội lỗi với chính mình - Thú tội với những người mà anh ta đã làm sai, lập lại giao hoà. Thú nhận với Thiên Chúa, nhận sự tha thứ của Chúa.
Mang trong mình một sứ điệp thôi thúc, dùng bằng nhiều lời lay động: “Hãy sám hối”, “Cái rìu đã đặt sẵn dưới gốc cây”, khi đến gặp ông, người ta lại nhận ra một con người độ lượng và khoan dung. Ngạc nhiên về ông, người ta lại nhớ đến thời của Elia, một ngôn sứ thời xưa, ông mang lửa từ trời xuống đốt của lễ trước sự chúng kiến các thầy tư tế thờ Baal. Ngôn sứ Elia cho một trẻ sống lại, ông còn kêu gọi canh tân, đổi mới tâm hồn. Người ta nhớ lại lời tiên tri Malakhi: “Này Ta sai ngôn sứ Ê-li-a đến với các ngươi, trước khi Ngày của Đức Chúa đến, ngày trọng đại và kinh hoàng” (Ml 3, 23).
Người ta còn hỏi ông Gioan có phải là Giêrêmia không? Một người tiên tri đau khổ của thời xưa vì lời rao giảng của mình mà bị đánh, bị chịu tù. Chính Gioan cũng ngồi tù vì Lời can ngăn của ông với Herođê và bị chém đầu.
Ông Gioan chỉ nói về mình là tiếng hô trong sa mạc, là người dọn đường cho Đấng đến sau. Khi Chúa Giêsu xuất hiện, Gioan chỉ về phía Chúa, giới thiệu: “Đây chiên Thiên Chúa, Đây Đấng gánh tội trần gian” (Ga 1, 29). Một con người mạnh mẽ trong lời rao giảng, nhưng cũng là con người của lòng khiêm nhường: “Không xứng đáng cởi dây giầy cho Đấng đến sau” (Ga 1, 27). Vai trò của ông kết thúc khi Chúa Giêsu xuất hiện công khai.
Con người và sứ điệp của Gioan Tẩy Giả không chỉ nói về thay đổi đời sống và tâm linh. Ngài còn mời gọi chúng ta: “Bạn hãy lấy Chúa là niềm vui của bạn” (Tv 36, 4). Người của niềm vui mới có thể là người mang tin vui đến cho người khác.
L.m Giuse Hoàng Kim Toan