TIN MỪNG CHÚA NHẬT - LỄ TRỌNG

Chúa Nhật XXXII Thường Niên – Năm B

“Bà góa nghèo này đã bỏ nhiều hơn hết”. (Mc 12, 38-44)
Đọc các tin khác ➥
TÌM KIẾM

Dùng dụ ngôn mà nói

Thứ tư - 20/07/2022 07:31 | Tác giả bài viết: Lm Giuse Hoàng Kim Toan |   1172
Chúa Giêsu dùng dụ ngôn nói nhiều điều bình thường trong cuộc sống: “Nhìn mà không thấy, nghe mà không hiểu”.
Dùng dụ ngôn mà nói

Dùng dụ ngôn mà nói



 
 
Dụ ngôn khác với ngụ ngôn, dụ ngôn lấy con người làm tâm điểm liên quan các sự việc gắn liền với con người. Ngụ ngôn dùng các động, thực vật làm cốt truyện để con người tìm ra ý nghĩa áp dụng. Chúa Giêsu dùng dụ ngôn nói nhiều điều bình thường trong cuộc sống: “Nhìn mà không thấy, nghe mà không hiểu”.
Dụ ngôn là một cách dạy học ở trường của người Do Thái. Ở thời Cựu Ước, các ngôn sứ cũng hay dùng dụ ngôn để nói cho các vua biết sự việc. Ví dụ Nathan kể cho vua Đavit chuyện dụ ngôn về một người giàu và một người nghèo, ý chỉ đến việc vua Đavit phạm tội cướp lấy vợ của Uria sau khi giết chết ông. Thường các thầy dậy cho các trẻ lên mười học ở lớp cao hơn sau khi học ở gia đình ở xóm. Tại trường lớp cao hơn (Bel Talmud), học Thánh Kinh qua trao đổi, các dụ ngôn, kể chuyện, giải thích kinh Tora. Những câu truyện dụ ngôn các trò được học cách trình bày nhuần nhuyễn để áp dụng vào thực tế đời sống.
Quyển sách Talmud (Tinh hoa trí tuệ Do Thái) được xuất bản gần đây cho thấy, người Do Thái đề cao: “Trí tuệ của người khôn ngoan còn hơn cả sức mạnh cơ bắp, nhưng trí tuệ của người nghèo học thức thì bị coi thường, anh ta nói chỉ người làng sàng nghe”.
Đối với người Do Thái học là bổn phận. Việc học hệ tại ở kinh nghiệm người đi trước, nên việc đọc sách, học nơi thầy dậy là một thói quen cần thiết cho việc học. Trí tuệ mới khai thông việc quan sát, thấu đáo vấn đề, không nhận xét bừa bãi, phát biểu lung tung. Trí tuệ giúp cho suy nghĩ chín chắn, nhất là khi am hiểu Thánh Kinh, họ có một chuẩn mực rõ ràng và chắc chắn, lối sống lành mạnh, giảng dạy chân lý đúng mực.
Người ta thường nghĩ đã là Chúa cần gì phải học như những con người bình thường. Chúa vẫn học từ gia đình, trường lớp, trao đổi với các kinh sư, thầy dậy như bao trẻ khác. Ví dụ như Chúa Giêsu năm lên mười hai tuổi ở Đền Thờ, thánh Luca trình thuật: “Sau ba ngày, hai ông bà mới tìm thấy con trong Đền Thờ, đang ngồi giữa các thầy dạy, vừa nghe họ, vừa đặt câu hỏi. Ai nghe cậu nói cũng ngạc nhiên về trí thông minh và những lời đối đáp của cậu” (Lc 2, 46 – 47) 
Dụ ngôn có nghĩa bóng và nghĩa đen (Trực nghĩa và ẩn nghĩa). Ẩn nghĩa mới có thể giải thích nhiều điều, ví dụ như dụ ngôn người gieo giống, có thể áp dụng vào chương trình huấn nghiệp, đào tạo nhân sự hay áp dụng vào lòng thương xót của Chúa không ngừng đổ rót. Dụ ngôn con chiên mất có thể ứng dụng cho việc truy tầm chân lý hoặc Chúa vui mừng vì tìm thấy con người tội lỗi trở về. Bài học dụ ngôn đi xa hơn là câu truyện. Thường nghe kể truyện làm cho người ta thích thú và người thầy dạy khôn ngoan biết dùng câu truyện để áp dụng nhiều mục đích khác. Chúa Giêsu giảng dạy giáo lý cách mới mẻ, vì thế người nghe nhận định: “Người giảng dạy như Đấng có uy quyền” (Mc 1, 27)
Cần học hỏi thêm nhiều để mở mang trí tuệ, học bằng nhiều cách với Chúa và qua sách vở, với Chúa và với nhau. Trí tuệ mạnh hơn cơ bắp, trí tuệ để có trí huệ, dễ cảm thông và chia sẻ.
L.m Giuse Hoàng Kim Toan

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây