Hiển linh có nghĩa là tỏ mình ra. Đa phương tiện rao truyền Lời Chúa là để Chúa hiển linh trên tầng mây (Ecloud hay Public Cloud). Một thế giới động đang được mở ra với đa chiều thông tin cũng như ở mọi lãnh vực của toàn cầu hóa. Sự mở ra này thực sự chúng ta đã thấy từ Chúa Giêsu, khi nghe Chúa nói: "Vì không ai chống lại chúng ta là ủng hộ chúng ta." (Mc 9, 39 – 40). Thế giới động trong nhãn quan Lời Chúa và thế giới toàn cầu hôm nay, chúng ta cùng xem xét.
Thế giới động.
Toàn cầu hóa bắt đầu với tất cả dữ liệu: Hình ảnh, âm thanh, chữ viết thành những con số 0 và 1, chuyển đi bằng những băng thông cáp quang và bước sóng. Mọi người đều có thể chia sẻ thông tin một cách ngay lập tức. Thời Chúa Giêsu, phương tiện kỹ thuật truyền thông không có, nhưng lại có một phương tiện lan nhanh cũng không kém, đó chính là nhân chứng. Chúa Giêsu bắt đầu từ con số mười hai rồi bảy mươi hai và rồi nhiều người theo Chúa loan truyền Tin Mừng. Bản chất của Tin là Mừng nên trong thế giới nhân loại đau khổ, kém phát triển lan truyền rất nhanh. Cộng thêm sự bách hại đã làm cho công cuộc loan truyền còn nhanh hơn nữa: “Khi người ta bách hại anh em trong thành này, thì hãy trốn sang thành khác” (Mt 10, 23). Khi các môn đệ lo sợ người Do Thái bách hại ru rú trong phòng, Chúa Giêsu hiện ra ban Chúa Thánh Thần, họ nói được nhiều thứ ngôn ngữ và sai các ông ra đi loan báo Tin Mừng (xem Cv 2). Trong thế giới tĩnh, không có phương tiện truyền thông, Chúa Giêsu đã dùng phương pháp: “Ra đi và làm chứng”. Phương pháp này vẫn là phương pháp hữu hiệu trong thế giới toàn cầu hôm nay.
Nhân sự truyền thông.
Cựu chủ tịch hãng truyền hình NBC, ông Lawrense Grossman nói: “In ấn khiến chúng ta thành độc giả, Photocoppy khiến chúng ta thành nhà xuất bản. Truyền hình biến chúng ta thành khán giả, kỹ thuật số giúp chúng ta thành hãng truyền thông”. Hãng truyền thông thời Chúa Giêsu và các Tông Đồ là chính đời sống của các ngài. Đó là phương tiện kỹ thuật số lan rộng thời ấy, ví dụ bài giảng của Phêrô, ba ngàn người trở lại sau đó (Xem Cv 2, 41). Hiệu quả của đời nhân chứng thuyết phục nhanh hơn kỹ thuật số.
Và ngày nay vừa có kỹ thuật số vừa có nhân chứng Tin Mừng hẳn phát triển tột bậc? Câu trả lời dường như là không phải thế, truyền thông phát triển khiến phát sinh một thực tại: Nhiều thầy dạy hơn là chứng nhân.
Kết nối.
Chứng nhân Tin Mừng không chỉ là đơn lẻ cá nhân mà còn là đời sống cộng đoàn. Chính đời sống cộng đoàn mới là kết nối cần thiết để loan báo Tin Mừng hiệu quả. Thử tưởng tượng nếu kỹ thuật số không thể truyền tải trên băng thông từ nơi này sang nơi khác, hoặc ngày nào đó chiếc máy vi tính của bạn bị cắt đường truyền? Không có kết nối, cá nhân sẽ chết dần trong sự tù túng, thiếu thông tin. Truyền thông hôm nay nhấn mạnh đến mức độ kết nối và dung lượng truyền tải, nhanh hay chậm. Tính cộng đoàn loan báo Tin Mừng xưa kia, thời các Tông Đồ, người ta nhận ra sức lan tỏa của cộng đoàn: “Chính tại An-ti-ô-khi-a mà lần đầu tiên các môn đệ được gọi là Ki-tô hữu” (Cv 11, 25). Cũng tại Việt Nam người lương dân gọi cộng đoàn Kitô hữu đầu tiên là “những người yêu nhau”. Thánh Gandhi trong hồi ký ghi lại: “Đem tình yêu tưới vào chân lý, càng chăm bón, càng có nhiều hoa trái”. Truyền thông và kết nối ngày nay, chúng ta vẫn đặt vấn đề “đạo đức trong Internet” nhấn mạnh phát triển con người toàn diện.
Nhân tố sử dụng và thích nghi.
Thánh Phaolô nói: “Hãy rao giảng lời Chúa, hãy lên tiếng, lúc thuận tiện cũng như lúc không thuận tiện; hãy biện bác, ngăm đe, khuyên nhủ, với tất cả lòng nhẫn nại và chủ tâm dạy dỗ” (2Tm 2 - 3). Và Thánh Phaolô cũng báo trước về một tương lai: “Thật vậy, sẽ đến thời người ta không còn chịu nghe giáo lý lành mạnh, nhưng theo những dục vọng của mình mà kiếm hết thầy này đến thầy nọ, bởi ngứa tai muốn nghe. Họ sẽ ngoảnh tai đi không nghe chân lý, nhưng hướng về những chuyện hoang đường. Phần anh, hãy thận trọng trong mọi sự, hãy chịu đựng đau khổ, làm công việc của người loan báo Tin Mừng và chu toàn chức vụ của anh” (2Tm 2, 4 - 5). Nếu gắn kết lời nói của Thánh Phaolô với thực tại ngày nay trên đa truyền thông chúng ta nhận ra sự thực ấy. Nhân tố sử dụng thông tin và cung cấp thông tin có một tiêu chuẩn: "Nguyên tắc đạo đức căn bản là điều này: Con người nhân bản và cộng đồng nhân bản là cùng đích và là sự đo lường việc sử dụng các phương tiện truyền thông xã hội; truyền thông phải là từ con người đến con người cho sự phát triển tổng thể của con người" (Đạo đức trong Internet). Giữa tiếng nói đa dạng cần có tiếng nói của chân lý và tình yêu đích thực hướng dẫn.
Tăng cường mức toàn cầu hóa:
"Thầy đã được trao toàn quyền trên trời dưới đất. Vậy anh em hãy đi và làm cho muôn dân trở thành môn đệ, làm phép rửa cho họ nhân danh Chúa Cha, Chúa Con và Chúa Thánh Thần, dạy bảo họ tuân giữ mọi điều Thầy đã truyền cho anh em. Và đây, Thầy ở cùng anh em mọi ngày cho đến tận thế." (Mt 28, 19 – 20). Ngày nay trên phương diện kỹ thuật số, điều quan trọng là kết nối nhiều đối tác thành công tại nhiều nơi trên nhiều quốc gia qua việc thiết lập thương hiệu mạnh. Hiệu quả của thương hiệu mạnh dựa trên yêu cầu: “Phân biệt sản phẩm với sản phẩm khác; giao hàng đúng với phẩm lượng như đã quảng cáo và tiếp thị”. Đó là cam kết của một thương hiệu. Trong việc rao giảng Tin Mừng cũng mang tính chất như thế, quyết liệt hơn, không có một Tin Mừng nào khác: “Trong Đức Ki-tô, cả anh em nữa anh em đã được nghe lời chân lý là Tin Mừng cứu độ anh em; vẫn trong Đức Ki-tô, một khi đã tin, anh em được đóng ấn Thánh Thần, Đấng Thiên Chúa đã hứa” (Ep 1, 13) và bảo chứng cho Tin Mừng: “Thánh Thần là bảo chứng phần gia nghiệp của chúng ta, chờ ngày dân riêng của Thiên Chúa được cứu chuộc, để ngợi khen vinh quang Thiên Chúa” (Ep 1, 14).
Dĩ nhiên, còn rất nhiều đề tài trong thế giới toàn cầu, vài nét như trên, nói lên tính chính thống và thuyết phục của thông tin. Tính cần thiết của sứ vụ làm chứng hôm nay nhất là trong năm thánh hóa đời sống cộng đoàn giáo xứ. Xin cho Danh Chúa được hiển linh.
Thế giới động.
Toàn cầu hóa bắt đầu với tất cả dữ liệu: Hình ảnh, âm thanh, chữ viết thành những con số 0 và 1, chuyển đi bằng những băng thông cáp quang và bước sóng. Mọi người đều có thể chia sẻ thông tin một cách ngay lập tức. Thời Chúa Giêsu, phương tiện kỹ thuật truyền thông không có, nhưng lại có một phương tiện lan nhanh cũng không kém, đó chính là nhân chứng. Chúa Giêsu bắt đầu từ con số mười hai rồi bảy mươi hai và rồi nhiều người theo Chúa loan truyền Tin Mừng. Bản chất của Tin là Mừng nên trong thế giới nhân loại đau khổ, kém phát triển lan truyền rất nhanh. Cộng thêm sự bách hại đã làm cho công cuộc loan truyền còn nhanh hơn nữa: “Khi người ta bách hại anh em trong thành này, thì hãy trốn sang thành khác” (Mt 10, 23). Khi các môn đệ lo sợ người Do Thái bách hại ru rú trong phòng, Chúa Giêsu hiện ra ban Chúa Thánh Thần, họ nói được nhiều thứ ngôn ngữ và sai các ông ra đi loan báo Tin Mừng (xem Cv 2). Trong thế giới tĩnh, không có phương tiện truyền thông, Chúa Giêsu đã dùng phương pháp: “Ra đi và làm chứng”. Phương pháp này vẫn là phương pháp hữu hiệu trong thế giới toàn cầu hôm nay.
Nhân sự truyền thông.
Cựu chủ tịch hãng truyền hình NBC, ông Lawrense Grossman nói: “In ấn khiến chúng ta thành độc giả, Photocoppy khiến chúng ta thành nhà xuất bản. Truyền hình biến chúng ta thành khán giả, kỹ thuật số giúp chúng ta thành hãng truyền thông”. Hãng truyền thông thời Chúa Giêsu và các Tông Đồ là chính đời sống của các ngài. Đó là phương tiện kỹ thuật số lan rộng thời ấy, ví dụ bài giảng của Phêrô, ba ngàn người trở lại sau đó (Xem Cv 2, 41). Hiệu quả của đời nhân chứng thuyết phục nhanh hơn kỹ thuật số.
Và ngày nay vừa có kỹ thuật số vừa có nhân chứng Tin Mừng hẳn phát triển tột bậc? Câu trả lời dường như là không phải thế, truyền thông phát triển khiến phát sinh một thực tại: Nhiều thầy dạy hơn là chứng nhân.
Kết nối.
Chứng nhân Tin Mừng không chỉ là đơn lẻ cá nhân mà còn là đời sống cộng đoàn. Chính đời sống cộng đoàn mới là kết nối cần thiết để loan báo Tin Mừng hiệu quả. Thử tưởng tượng nếu kỹ thuật số không thể truyền tải trên băng thông từ nơi này sang nơi khác, hoặc ngày nào đó chiếc máy vi tính của bạn bị cắt đường truyền? Không có kết nối, cá nhân sẽ chết dần trong sự tù túng, thiếu thông tin. Truyền thông hôm nay nhấn mạnh đến mức độ kết nối và dung lượng truyền tải, nhanh hay chậm. Tính cộng đoàn loan báo Tin Mừng xưa kia, thời các Tông Đồ, người ta nhận ra sức lan tỏa của cộng đoàn: “Chính tại An-ti-ô-khi-a mà lần đầu tiên các môn đệ được gọi là Ki-tô hữu” (Cv 11, 25). Cũng tại Việt Nam người lương dân gọi cộng đoàn Kitô hữu đầu tiên là “những người yêu nhau”. Thánh Gandhi trong hồi ký ghi lại: “Đem tình yêu tưới vào chân lý, càng chăm bón, càng có nhiều hoa trái”. Truyền thông và kết nối ngày nay, chúng ta vẫn đặt vấn đề “đạo đức trong Internet” nhấn mạnh phát triển con người toàn diện.
Nhân tố sử dụng và thích nghi.
Thánh Phaolô nói: “Hãy rao giảng lời Chúa, hãy lên tiếng, lúc thuận tiện cũng như lúc không thuận tiện; hãy biện bác, ngăm đe, khuyên nhủ, với tất cả lòng nhẫn nại và chủ tâm dạy dỗ” (2Tm 2 - 3). Và Thánh Phaolô cũng báo trước về một tương lai: “Thật vậy, sẽ đến thời người ta không còn chịu nghe giáo lý lành mạnh, nhưng theo những dục vọng của mình mà kiếm hết thầy này đến thầy nọ, bởi ngứa tai muốn nghe. Họ sẽ ngoảnh tai đi không nghe chân lý, nhưng hướng về những chuyện hoang đường. Phần anh, hãy thận trọng trong mọi sự, hãy chịu đựng đau khổ, làm công việc của người loan báo Tin Mừng và chu toàn chức vụ của anh” (2Tm 2, 4 - 5). Nếu gắn kết lời nói của Thánh Phaolô với thực tại ngày nay trên đa truyền thông chúng ta nhận ra sự thực ấy. Nhân tố sử dụng thông tin và cung cấp thông tin có một tiêu chuẩn: "Nguyên tắc đạo đức căn bản là điều này: Con người nhân bản và cộng đồng nhân bản là cùng đích và là sự đo lường việc sử dụng các phương tiện truyền thông xã hội; truyền thông phải là từ con người đến con người cho sự phát triển tổng thể của con người" (Đạo đức trong Internet). Giữa tiếng nói đa dạng cần có tiếng nói của chân lý và tình yêu đích thực hướng dẫn.
Tăng cường mức toàn cầu hóa:
"Thầy đã được trao toàn quyền trên trời dưới đất. Vậy anh em hãy đi và làm cho muôn dân trở thành môn đệ, làm phép rửa cho họ nhân danh Chúa Cha, Chúa Con và Chúa Thánh Thần, dạy bảo họ tuân giữ mọi điều Thầy đã truyền cho anh em. Và đây, Thầy ở cùng anh em mọi ngày cho đến tận thế." (Mt 28, 19 – 20). Ngày nay trên phương diện kỹ thuật số, điều quan trọng là kết nối nhiều đối tác thành công tại nhiều nơi trên nhiều quốc gia qua việc thiết lập thương hiệu mạnh. Hiệu quả của thương hiệu mạnh dựa trên yêu cầu: “Phân biệt sản phẩm với sản phẩm khác; giao hàng đúng với phẩm lượng như đã quảng cáo và tiếp thị”. Đó là cam kết của một thương hiệu. Trong việc rao giảng Tin Mừng cũng mang tính chất như thế, quyết liệt hơn, không có một Tin Mừng nào khác: “Trong Đức Ki-tô, cả anh em nữa anh em đã được nghe lời chân lý là Tin Mừng cứu độ anh em; vẫn trong Đức Ki-tô, một khi đã tin, anh em được đóng ấn Thánh Thần, Đấng Thiên Chúa đã hứa” (Ep 1, 13) và bảo chứng cho Tin Mừng: “Thánh Thần là bảo chứng phần gia nghiệp của chúng ta, chờ ngày dân riêng của Thiên Chúa được cứu chuộc, để ngợi khen vinh quang Thiên Chúa” (Ep 1, 14).
Dĩ nhiên, còn rất nhiều đề tài trong thế giới toàn cầu, vài nét như trên, nói lên tính chính thống và thuyết phục của thông tin. Tính cần thiết của sứ vụ làm chứng hôm nay nhất là trong năm thánh hóa đời sống cộng đoàn giáo xứ. Xin cho Danh Chúa được hiển linh.
L.m Giuse Hoàng Kim Toan