Câu hỏi về Chúa trong nhiều giai đoạn cuộc đời, sẽ chỉ thấy câu trả lời qua thời gian. Khi gặp Chúa, càng muốn tìm biết về Chúa, như một hành trình không ngơi nghỉ. Gặp Chúa để tìm Chúa, tìm Chúa để gặp Chúa. Mỗi lần như thế lại biết Chúa hơn trong cuộc đời.
Chúa hỏi các môn đệ “người ta bảo Thầy là ai?” Sau khi nhiều người được ăn bánh no nê từ năm chiếc bánh và hai con cá, Chúa làm phép ra nhiều. Câu hỏi này gợi ý tìm biết họ tìm gặp gì nơi Chúa. Có người cho là Gioan tẩy giả. Nhóm người này chắc hẳn đang nhớ đến hình bóng của người có tiếng nói mạnh mẽ, lay động tâm hồn. Không chỉ là cho ăn, nhưng trước đó họ đã nghe Lời Chúa rao giảng cho họ có sức cuốn hút lạ thường, “Người giảng dạy như Đấng có uy quyền” (Mc 1, 21).
Nhóm người khác cho rằng Người là Elia trong thời Cựu Ước, là người chấn chỉnh lại đời sống xã hội và canh tân tâm hồn. Người ta nhận ra “Chúa đến đổi mới mọi sự”.
Người cho là một ngôn sứ như Giêrêmia, có lẽ họ nhận ra nét đau khổ của người tôi trung của Chúa. Người tôi trung hiền lành: “Cây lau bị giập, người không đành bẻ gẫy, tim đèn leo lét, cũng chẳng nỡ tắt đi. Người sẽ trung thành làm sáng tỏ công lý.” (Is 42, 3).
Những hình ảnh người ta nhận ra nơi Chúa Giêsu là một điều tốt nhưng chưa đủ. Chúa không chỉ cho ăn, không chỉ giảng dậy đường công chính, không chỉ là Đấng canh tân cõi lòng, cũng chẳng chỉ là Đấng hiền lành và khiêm nhường. Các tông đồ nhận ra Chúa đầy đủ hơn: “Thầy là Đấng Ki-tô của Thiên Chúa.” (Lc 9, 20); nhưng vẫn chưa kinh nghiệm về "Con Người phải chịu đau khổ nhiều, bị các kỳ mục, thượng tế cùng kinh sư loại bỏ, bị giết chết, và ngày thứ ba sẽ trỗi dậy." (Lc 9, 22)
Để biết Chúa luôn là một hành trình đi qua dòng thời gian trong niềm tin kính. Đọc lại cuộc đời mình trong ánh sáng Lời Chúa và nhận ra Chúa đã giải thoát tôi khỏi sự dữ, cứu lấy tôi trong gian nan khốn quẫn và ngay trong tội lỗi.
Chúa hỏi các môn đệ “người ta bảo Thầy là ai?” Sau khi nhiều người được ăn bánh no nê từ năm chiếc bánh và hai con cá, Chúa làm phép ra nhiều. Câu hỏi này gợi ý tìm biết họ tìm gặp gì nơi Chúa. Có người cho là Gioan tẩy giả. Nhóm người này chắc hẳn đang nhớ đến hình bóng của người có tiếng nói mạnh mẽ, lay động tâm hồn. Không chỉ là cho ăn, nhưng trước đó họ đã nghe Lời Chúa rao giảng cho họ có sức cuốn hút lạ thường, “Người giảng dạy như Đấng có uy quyền” (Mc 1, 21).
Nhóm người khác cho rằng Người là Elia trong thời Cựu Ước, là người chấn chỉnh lại đời sống xã hội và canh tân tâm hồn. Người ta nhận ra “Chúa đến đổi mới mọi sự”.
Người cho là một ngôn sứ như Giêrêmia, có lẽ họ nhận ra nét đau khổ của người tôi trung của Chúa. Người tôi trung hiền lành: “Cây lau bị giập, người không đành bẻ gẫy, tim đèn leo lét, cũng chẳng nỡ tắt đi. Người sẽ trung thành làm sáng tỏ công lý.” (Is 42, 3).
Những hình ảnh người ta nhận ra nơi Chúa Giêsu là một điều tốt nhưng chưa đủ. Chúa không chỉ cho ăn, không chỉ giảng dậy đường công chính, không chỉ là Đấng canh tân cõi lòng, cũng chẳng chỉ là Đấng hiền lành và khiêm nhường. Các tông đồ nhận ra Chúa đầy đủ hơn: “Thầy là Đấng Ki-tô của Thiên Chúa.” (Lc 9, 20); nhưng vẫn chưa kinh nghiệm về "Con Người phải chịu đau khổ nhiều, bị các kỳ mục, thượng tế cùng kinh sư loại bỏ, bị giết chết, và ngày thứ ba sẽ trỗi dậy." (Lc 9, 22)
Để biết Chúa luôn là một hành trình đi qua dòng thời gian trong niềm tin kính. Đọc lại cuộc đời mình trong ánh sáng Lời Chúa và nhận ra Chúa đã giải thoát tôi khỏi sự dữ, cứu lấy tôi trong gian nan khốn quẫn và ngay trong tội lỗi.
L.m Giuse Hoàng Kim Toan