Tiền bao giờ cũng cần nhưng không là cứu cánh cuối cùng. Thiên Chúa mới là Đấng con người cuối cùng sẽ tìm đến khi của cải không còn thể nắm giữ. Vậy khi còn nắm giữ tiền của, vấn đề đặt ra lựa chọn cần có hướng đi rõ ràng: “Thiên Chúa hay tiền của?
Giá của tiền.
Tiền khi chọn là cứu cánh như người quản lý được khen là khôn ngoan. Lấy tiền nợ của chủ mà tha một phần cho người mắc nợ trước khi về hưu. Chọn lựa cho cuộc hạ cánh an toàn, khi về hưu kẻo “ăn mày thì hổ ngươi”. Vẫn là cách ưu tiên lo cho bản thân dù thiệt hại với người chủ của mình. Bất kể chủ đó là ai? Là người đã từng chu cấp cho họ bao năm tháng, không phải lo lắng tài chánh nuôi sống bản thân và gia đình. Có khi xây dựng nhà cửa, con cái được lớn khôn, bao nhiêu thứ lo âu khác được người chủ chăm sóc cho. Ăn cắp chính phần nợ của chủ là một thái độ vô ơn, bạc nghĩa. Vì tiền bán cả nhân tâm của họ. Tiền làm lu mờ lương tâm phải trái, làm mê muội bán cả tình nghĩa, mua chút lợi lộc chẳng đáng.
Khi nhắm tiền là cứu cánh, họ sẽ làm mọi cách để có nó, và giữ nó. Chính trong thái độ này, người giàu sẽ suy luận theo một chiều hướng: Tiền sẽ lo cho sức khoẻ, bản thân. Có tiền sẽ có bác sỹ, có bệnh viện, có hưởng thụ, có bảo đảm về hưu và xong đời này.
Thực tế người giàu có thực sự thấy mình giàu và đủ cho cuộc sống mình? Thực tế là không! Theo giáo sư Jolanda Jetten tại Đại học Queenland Úc cho biết, người giàu chỉ vui một thời gian ngắn ban đầu khi có thêm tài sản hay vật chất. Niềm vui không thể kéo dài, nên thường thấy người giàu luôn phải tìm kiếm để có thêm và mua sắm thêm những thứ đắt đỏ để thoả mãn niềm vui. Thế nên, như các nhà tâm lý xã hội đồng ý rằng: “Tất cả những gì mua được bằng tiền đều có thời hạn nhất định, không thể là niềm vui mãi mãi”. Cơn khát của mua sắm càng ngày càng gia tăng và buộc họ luôn phải kiếm thêm, đó là sự nghiệt ngã của đồng tiền.
Có khi nào ta hỏi tiền của người nghèo có gía bao nhiêu? Tiền của người nghèo là giá của của sự vất vả, là cái giá của từng ngày sống kham khổ. Tiền của người nghèo không thể nghĩ tới tương lai, tất cả lo được ngày nào, thì vẫn lo cho ngày ấy. Buôn bán được hay không, không quan trọng, điều quan trọng ở không, rảnh rỗi thì buồn, buôn bán chút ít nào vẫn là niềm vui để chia sẻ gặp gỡ những người cùng khổ. Đồng tiền của người nghèo trả giá giá đắt cho cuộc sống từng ngày; nhưng mua được niềm vui vì thấy vẫn còn có ích cho những người nghèo cùng cảnh ngộ.
Người biết đủ cho mình là đủ, là người hạnh phúc. Họ có thời gian để lo cho gia đình, lo cho đời sống tâm linh, có thời gian cho Chúa, cho anh chị em nghèo khổ. Niềm vui không phải là tiền kiếm được mà tiền kiếm được lo cho hạnh phúc.
Cơn khát về tiền của sẽ không bao giờ đủ! Tiền mua được hạnh phúc nhưng hạnh phúc có thời hạn. Hạnh phúc thật nơi chính Chúa, nếu bạn đủ kinh nghiệm thì đó là sự thật và hạnh phúc khi bạn sống không chỉ cho mình và cho người khác.
Giá của tiền.
Tiền khi chọn là cứu cánh như người quản lý được khen là khôn ngoan. Lấy tiền nợ của chủ mà tha một phần cho người mắc nợ trước khi về hưu. Chọn lựa cho cuộc hạ cánh an toàn, khi về hưu kẻo “ăn mày thì hổ ngươi”. Vẫn là cách ưu tiên lo cho bản thân dù thiệt hại với người chủ của mình. Bất kể chủ đó là ai? Là người đã từng chu cấp cho họ bao năm tháng, không phải lo lắng tài chánh nuôi sống bản thân và gia đình. Có khi xây dựng nhà cửa, con cái được lớn khôn, bao nhiêu thứ lo âu khác được người chủ chăm sóc cho. Ăn cắp chính phần nợ của chủ là một thái độ vô ơn, bạc nghĩa. Vì tiền bán cả nhân tâm của họ. Tiền làm lu mờ lương tâm phải trái, làm mê muội bán cả tình nghĩa, mua chút lợi lộc chẳng đáng.
Khi nhắm tiền là cứu cánh, họ sẽ làm mọi cách để có nó, và giữ nó. Chính trong thái độ này, người giàu sẽ suy luận theo một chiều hướng: Tiền sẽ lo cho sức khoẻ, bản thân. Có tiền sẽ có bác sỹ, có bệnh viện, có hưởng thụ, có bảo đảm về hưu và xong đời này.
Thực tế người giàu có thực sự thấy mình giàu và đủ cho cuộc sống mình? Thực tế là không! Theo giáo sư Jolanda Jetten tại Đại học Queenland Úc cho biết, người giàu chỉ vui một thời gian ngắn ban đầu khi có thêm tài sản hay vật chất. Niềm vui không thể kéo dài, nên thường thấy người giàu luôn phải tìm kiếm để có thêm và mua sắm thêm những thứ đắt đỏ để thoả mãn niềm vui. Thế nên, như các nhà tâm lý xã hội đồng ý rằng: “Tất cả những gì mua được bằng tiền đều có thời hạn nhất định, không thể là niềm vui mãi mãi”. Cơn khát của mua sắm càng ngày càng gia tăng và buộc họ luôn phải kiếm thêm, đó là sự nghiệt ngã của đồng tiền.
Có khi nào ta hỏi tiền của người nghèo có gía bao nhiêu? Tiền của người nghèo là giá của của sự vất vả, là cái giá của từng ngày sống kham khổ. Tiền của người nghèo không thể nghĩ tới tương lai, tất cả lo được ngày nào, thì vẫn lo cho ngày ấy. Buôn bán được hay không, không quan trọng, điều quan trọng ở không, rảnh rỗi thì buồn, buôn bán chút ít nào vẫn là niềm vui để chia sẻ gặp gỡ những người cùng khổ. Đồng tiền của người nghèo trả giá giá đắt cho cuộc sống từng ngày; nhưng mua được niềm vui vì thấy vẫn còn có ích cho những người nghèo cùng cảnh ngộ.
Người biết đủ cho mình là đủ, là người hạnh phúc. Họ có thời gian để lo cho gia đình, lo cho đời sống tâm linh, có thời gian cho Chúa, cho anh chị em nghèo khổ. Niềm vui không phải là tiền kiếm được mà tiền kiếm được lo cho hạnh phúc.
Cơn khát về tiền của sẽ không bao giờ đủ! Tiền mua được hạnh phúc nhưng hạnh phúc có thời hạn. Hạnh phúc thật nơi chính Chúa, nếu bạn đủ kinh nghiệm thì đó là sự thật và hạnh phúc khi bạn sống không chỉ cho mình và cho người khác.
L.m Giuse Hoàng Kim Toan