TIN MỪNG CHÚA NHẬT - LỄ TRỌNG

Đại Lễ Chúa Giáng Sinh

“Hôm nay, Ðấng Cứu Thế đã giáng sinh cho chúng ta”. (Lc 2, 1-14)
Đọc các tin khác ➥
TÌM KIẾM

Cuồng Phong Thử Thách

Thứ sáu - 07/05/2021 19:15 | Tác giả bài viết: Lm Giuse Hoàng Kim Toan |   781
Mattheu 823 27[1]
Mattheu 823 27[1]

Cuồng Phong Thử Thách

 

Gió dữ gây nên xáo động, mất ổn định, mang tai họa, biểu tượng cho thần dữ. Khi Chúa Giêsu truyền cho gió dữ im đi, Chúa Giêsu bày tỏ quyền năng của Người trên tất cả thần dữ. Vấn đề ở con người đang ở trên chiếc thuyền cùng Chúa, tại sao lại lo sợ cuồng phong?

Tránh né nỗi sợ.
Tâm lý chung của con người trước những biến cố không hay xảy ra đến với mình là tìm cách né tránh. Do không dám đương đầu với những khó khăn, gai góc do chính mình gây ra, người ta thường tìm cách loại bỏ, mặc dù điều ấy vi phạm nặng nề đến lề luật như: phá thai, hủy diệt nhân chứng, mua sự im lặng, tiêu hủy bằng chứng, đổ lỗi. Ở cấp độ nhẹ hơn, hoặc do hoàn cảnh dẫn đến, người ta thường hay lên tiếng trách móc, như các môn đệ kêu trách: “Thầy ơi, chúng ta chết đến nơi rồi, Thầy chẳng lo gì sao?” (Mc 4, 38).

Né tránh nỗi sợ, không giải quyết được vấn đề. Người ta sẽ lại thấy nỗi sợ dường như càng ngày càng lớn hơn. Chấp nhận sóng gió và tìm cách để giải quyết nó một cách can đảm mới thực sự nhận ra trách nhiệm của mình. Việc Chúa Giêsu ngủ trên chiếc thuyền cùng giông bão với các môn đệ cho thấy: Chúa muốn cho các môn đệ cần lớn lên trong cách lãnh đạo của mình sau này.

Tính lười – sức ỳ.
Không thể xem tính lười là một câu trả lời đúng. Thông thường, sức ỳ, tính lười ấy có những nguyên nhân. Thiếu tin tưởng vào bản thân, làm việc gì cũng lo sợ không thành công dẫn đến do dự, chần chừ. Không tìm được người hỗ trợ tinh thần. Cô đơn khi phải đương đầu với khó khăn nên thường trì hoãn. Thiếu mất động cơ làm việc. Ỷ lại vào người khác làm thay thế cho mình, hoặc chán nản với thời gian dài đòi hỏi kiên nhẫn…

Những nguyên nhân đó làm cho con người mất khả năng tích cực giải quyết hay thực thi sứ vụ. Chúa Giêsu trách các môn đệ: “Sao lại nhát sợ? sao kém lòng tin?” (Mc 4, 40).

Đối diện với khó khăn.
Tĩnh lặng và cầu nguyện: Một trong những điều cần thiết nhất khi gặp trở ngại, khó khăn, Chúa Giêsu dạy “hãy cầu nguyện”. Cầu nguyện để vững niềm tin, cầu nguyện để có một khả năng của ân sủng nâng đỡ. Không ai kém may mắn hơn người khác vì nguồn ân sủng Thiên Chúa trao ban cho mọi người không hề cạn. Cầu nguyện để đủ sáng suốt biết đâu là giới hạn của chính mình, biết giữ kỷ luật, kiểm soát chính mình để tiến tới trong đời sống. Chúa luôn mời gọi sống trưởng thành trong đức tin qua việc Chúa thử thách. Có sóng gió mới biết là đôi khi các môn đệ còn thiếu sức mạnh của niềm tin, thiếu đời sống cầu nguyện để can đảm vững tay chèo, thiếu nghị lực để vượt qua nỗi sợ hãi.

Quả cảm lãnh trách nhiệm: Chúa Giêsu truyền lệnh cho sóng biển: “im đi, lặng đi” (Mc 4, 39). Chúa trao quyền cho con người kiểm soát thiên nhiên và vạn vật khi dựng lên muôn loài. Thế nhưng, con người vẫn sợ hãi? Sợ hãi vì con người đã phạm tội, và tội đã làm suy yếu đi uy quyền của con người. Uy quyền của từng con người rõ ràng nhất là mỗi người có quyền quyết định mọi điều thuộc về mình; người khác hay tổ chức nào khác chỉ đóng vai trò hỗ trợ. Uy quyền được trao cho mỗi người để tùy nghi sử dụng theo khả năng. Như đồng bạc Chúa trao, người năm nén, người ba nén, người một nén. Cuối cùng là trách nhiệm trong việc sử dụng quyền của mỗi người. Nhận lãnh trách nhiệm và quả cảm thi hành trong ân sủng Chúa ban, đó là cách thức Chúa mời goi. Giống như các môn đệ, nếu cứ can đảm lèo lái con thuyền giữa sóng dữ, cứ để Chúa Giêsu ngủ, có chết cùng chết, chắc sự kiện đã xảy ra theo cách khác và các môn đệ đã thấy điều mình hoàn toàn xác tín.

Sống trong cuộc sống không phải lúc nào cũng dễ dàng và nhất là trong đời sống đức tin, nhiều hoàn cảnh thay đổi, niềm tín thác lu mờ, tội lỗi và cám dỗ lan tràn, con người dễ buông xuôi. Xin cho chúng con biết luôn nỗ lực trưởng thành, nhờ ơn Chúa, sống quả cảm, lãnh trách nhiệm, kiên vững lớn lên trong thử thách.

Lm. Giuse Hoàng Kim Toan

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây