TIN MỪNG CHÚA NHẬT - LỄ TRỌNG

Chúa Nhật III Thường Niên -Năm C

“Hôm nay ứng nghiệm đoạn Kinh Thánh này”. (Lc 1, 1-4; 4, 14-21)
Đọc các tin khác ➥
TÌM KIẾM

Đức Mẹ Hồn Xác Lên Trời.

Thứ bảy - 08/05/2021 09:59 | Tác giả bài viết: Lm Giuse Hoàng Kim Toan |   1091
1448 LinhHonToi kl cdCecilia vd 022
1448 LinhHonToi kl cdCecilia vd 022

Đức Mẹ Hồn Xác Lên Trời.

 

Giáo lý về Đức Mẹ Hồn Xác Lên Trời được ghi nhận như sau: Đức Trinh Nữ Maria ngay từ khi bắt đầu thụ thai đã đầy tràn ân sủng của Thiên Chúa Cha, ngay từ giờ phút đó Mẹ đã được thông hiệp toàn vẹn vinh quang của Con Thiên Chúa.

Ngày hôm nay, Giáo Hội cử hành trong niềm vui, vinh quang của Mẹ vào giờ Mẹ hoàn tất sứ vụ trần thế. Vinh quang tỏ lộ này là hoa trái tròn đầy của Đức Maria, và là sự thông hiệp toàn vẹn trong Hiến tế của người Con. Trong mầu nhiệm này, chúng ta chiêm ngắm và thực tại hóa mầu nhiệm của Đức Maria, là quà tặng mà Đấng Cứu Thế ban cho Giáo Hội của Người trong thời sau hết, khi những người được tuyển chọn đầy đủ. Lúc bấy giờ những người được tuyển chọn sẽ được Chúa Thánh Thần biến đổi thân xác hoàn toàn giống như Mẹ.

Năm 1922, Đức Giáo Hoàng Pie XI, đã đặt Nước Pháp dưới sự bảo trợ của Đức Mẹ Hồn Xác Lên Trời. Năm 1950, Đức Giáo Hoàng Pie XII đã công bố thành Tín Điều Đức Mẹ Hồn xác lên Trời.

Sự bất tử dành cho Đức Maria, trong văn hóa Việt dễ dàng chấp nhận, bởi mẹ được sao, con được vậy, gia tài của Mẹ là để lại cho con, Đạo của Mẹ là Đạo của con. Hơn nữa, trong văn hóa Việt cũng đã có truyền thống tin tưởng vào sự bất tử, qua bốn nhân vật mà người ta gọi là Tứ Bất Tử: Tản Viên – Thánh Gióng - Chử Đồng Tử - Mẫu Liễu Hạnh.

Niềm tin vào sự bất tử phản ánh một tâm thức siêu hình. Con người không mất đi trong sự tiêu tan trở về hư vô, nhưng là một cuộc hóa kiếp. Sống ngay lành thì được hóa tiên mà vượt qua được sự chết, đó là bảo chứng cho người ăn ngay ở lành, yêu quê hương yêu dân tộc. Cõi tâm linh đối với người Việt cũng là cõi hóa thân, thần lành và thần dữ. Đối với thần lành thì chạy đến gần mà kính, đối với thần dữ thì chạy xa và thí cô hồn để tránh cái ác. Nhiều người hay tưởng lầm, người Việt thờ cả thần dữ, nhưng thực ra việc thờ ấy giống như việc người ta sống dưới quyền cai trị của kẻ ác, thôi thì đòi gì dâng nấy, và thường tránh xa, kiêng tên, để thỏa được chữ yên phận không bị quấy rầy hay bị phiền nhiễu bởi thần ác. Không phải là thờ mà là muốn tránh hay cho yên chuyện.

Từ niềm tin bất tử này dẫn đến niềm tin vào lẽ công bình làm kim chỉ nam cho cuộc sống, lấy những mẫu gương hiếu như Chử Đồng Tử mà bảo đảm cho việc được sinh vào cõi trời, hay những mẫu hiền lành và yêu quê hương như Thánh Gióng, được bay thẳng về trời, đó là phần thưởng của họ.

Bất tử là một niềm tin rất quan trọng, trong Tứ Bất Tử không có thần ác, chứng tỏ rằng sự thiện bao giờ cũng bất tử, không bao giờ mất, dù có nhiều sự ác đè bẹp. Sự thiện là lối thoát cho nhiều con đường oan ức, tủi nhục mà con người đời nay khó tránh khỏi, trong lối đường đời sau. Nên rằng, niềm tin bất tử trở thành bảo chứng cho sự thiện trong đời này nỗ lực thực thi.

Trên bình diện lịch sử dân tộc, niềm tin bất tử trở thành bảo chứng cho sự tồn tại của quê hương, tạo nên sức mạnh để bảo vệ Đất Mẹ, hun đúc tinh thần gìn giữ văn hóa dân tộc, cấu thành giềng mối hiệp nhất trong một đất tổ.

Bất tử và đi thẳng vào cõi trời là niềm tin sẵn có trong văn hóa Việt, nay với giáo lý Đức Maria Hồn Xác Lên Trời, là nguồn khả tín, minh chứng Đức Maria là người lành đức, phúc hậu, được sanh vào cõi trời.

Là Mẹ của Đấng Cứu Thế, “đầy ân phúc, Thiên Chúa ở cùng Mẹ” (Lc 1, 28). Niềm tin Mẹ Lên Trời Hồn Xác ảnh hưởng sâu xa trong tâm hồn nhiều người dân Việt, dù lương hay đạo vẫn chạy đến mong được sờ vào áo Mẹ để xin ơn lành. Xin Mẹ đoái thương đến dân Nước Việt chúng con.

Lm. Giuse Hoàng Kim Toan

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây