TIN MỪNG CHÚA NHẬT - LỄ TRỌNG

Đại Lễ Chúa Giáng Sinh

“Hôm nay, Ðấng Cứu Thế đã giáng sinh cho chúng ta”. (Lc 2, 1-14)
Đọc các tin khác ➥
TÌM KIẾM

Ra Đời

Thứ tư - 05/05/2021 18:23 | Tác giả bài viết: Lm Giuse Hoàng Kim Toan |   829
06[1]
06[1]

Ra Đời


Cả trời bỗng nổi lên muôn điệu nhạc, là người Kitô Giáo sẽ liên tưởng ngay đến bài hát các thiên thần hát trong đêm Giáng Sinh: “Vinh danh Thiên Chúa Trên các tầng trời”. Ngày mà Hàn Mạc Tử rất say sưa ghi lại những ấn tượng trong bài  thơ  “ra đời”:

“Cả trời bỗng nổi lên muôn điệu nhạc.
Rất trọng vọng, rất thơm tho, man mác
rất phương phi, trên hết cả anh hoa
Xuân ra đời”

Một trời nhạc chứ không là từng nốt nhạc, lòng hân hoan quá đỗi vì tìm ra được căn nguyên của nguồn hạnh phúc, như Thánh Grégoire (Naziance) cảm nghiệm: “Con Thiên Chúa làm người để con người trở nên con Thiên Chúa”. Hạnh phúc dường như “vỡ lở cả không gian”.

Niềm vui của người tín hữu tìm ra được ý nghĩa của cuộc đời giữa những lúc đau thương nhất là một mầm cứu độ. Chúng ta thấy điều này ẩn hiện một đau thương trong ánh trăng. Hạnh phúc lại sáng hơn trăng, trăng đi liền với cơn đau nhức nhối của căn bệnh phong, mỗi lần trăng rằm là mỗi lần những cơn đau nhức trở lại hành hạ đau đớn, nhức nhối. Giữa cái đau thấu xương, ướt đẫm cả thể xác và linh hồn lại thấy niềm tin kính trào dâng, hẳn là một đức tin trổi vượt, nảy mầm từ gốc chồi Giessê trong tâm hồn người thi sỹ. Không cần thi vị hóa cũng đang thấy trong tâm hồn chúng ta nảy nên những niềm vui mênh mang. Vui vì thi sỹ Hàn Mạc Tử đã gợi nhắc hồng ân kỳ diệu nhất trong lịch sử của nhân loại là được “Con Thiên Chúa làm người ở giữa chúng ta”. Thánh Augustin đã ca ngợi trong kinh “exsultet”, “Mừng vui lên”, vì: “Tội hồng phúc mà chúng chúng ta được Đấng cứu thế”. Đau khổ có căn nguyên từ tội lỗi, niềm vui bừng sáng là được cứu thoát khỏi nọc độc của tội lỗi, chính vì thế mà tâm hồn thi nhân “dâng cao dâng thần nhạc sáng hơn trăng” bởi tội lỗi mà được “Chính Đấng Cứu Thế”.

Xuân ra đời bởi chưng xuân ấy là Mùa Xuân Cứu Thế: Mùa Xuân đã bắt đầu khai mở từ ngày truyền tin, đó là một khía cạnh nhìn về thưở tinh khôi, một khía cạnh nhìn trong sự chiêm ngắm, để vừa thuận “Nhân” qua lời xin vâng của mẹ Maria, Ý “Trời” đã “Nhập Thể”, làm nên Xuân mới của trái đất, (Địa). Trong âm thầm xuân đến mà chẳng ai biết cả: “Chàng ơi! Chàng ơi, sự lạ đêm qua, Mùa Xuân tới, mà không ai biết cả”. Giữa những chất liệu trần gian còn chen lẫn giữa đau thương và hạnh phúc, chen lẫn giữa ánh sáng và bóng tối, làm sao mà có được hương thơm bay lên, nếu không phải là như ở câu trước Hàn Mạc Tử đã ý thức về: “Thần nhạc” hoặc có nghĩa là được thần hóa, con người được thần hóa giữa đau thương, được thánh hóa trong đau khổ như một lễ dâng.

Ở đây, trong niềm tin, người Kitô hữu được hiến thánh ngay trong cuộc đời phàm nhân này. Đau khổ - thử thách, những gian truân không đến từ trời. Đau khổ hiển nhiên như không thể tránh khỏi, chẳng phải do tội cá nhân mà còn vì liên đới trong tập thể, hoặc do sự chưa hoàn thành của thiên nhiên. Không bi quan yếm thế mà cũng chẳng chỉ dựa vào sức tự nhiên, người Kitô hữu được mời gọi nhờ sức mạnh của Chúa Thánh Thần, hoàn thành những đau khổ ấy ngay trong thực tại để mang lại sự bình an trong nội tâm và cho cả và thiên hạ.

Khi “thần nhạc” được gợi lên trong việc “sáng hơn trăng”, ý nghĩa của “Thơm tho bay cho đến cõi thiên đàng” một lần nữa nghe đâu đó trong văn hóa Việt:

“Trong đầm gì đẹp bằng sen.
Lá xanh bông trắng lại chen nhị vàng.
Nhị vàng bông trắng lá xanh.
Gần bùn mà chẳng hôi tanh mùi bùn”.

Hương thơm bay cho đến cõi thiên đường đấy là hương thơm, “sắc sắc không không” ư?  Không phải thế, hương thơm ấy là một con người, là một người mẹ, một người phụ nữ: “gần bùn mà chẳng hôi tanh mùi bùn”. Người phụ nữ ấy, bà mẹ ấy, trinh nữ ấy được thần hóa sáng hơn trăng, nhờ “Thánh Thần phủ rợp bóng trên bà”[1]. Một con người, một thụ tạo ở dưới thế, được thần hóa sáng hơn trăng, chúng ta đang say sưa theo điệu nhạc thần hóa của thi sỹ và cảm mến bao niềm sướng vui của ngày truyền tin Nhập thể cứu thế.

Ra đời, một mùa Xuân Giáng Thế, mùa Hồng Ân Cứu Độ, con người được đầy tràn phúc lộc, sống với niềm hân hoan khi đón nhận Chúa sinh hạ trong tâm hồn người.

L.m Giuse Hoàng Kim Toan

________________________________________

[1] Lc 1, 35.

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây