TIN MỪNG CHÚA NHẬT - LỄ TRỌNG

Chúa Nhật I Mùa Vọng – Năm C

“Giờ cứu rỗi các con đã gần đến” (Lc 21, 25-28.34-36)
Đọc các tin khác ➥
TÌM KIẾM

Đấng có Uy Quyền

Thứ sáu - 07/05/2021 18:49 | Tác giả bài viết: Lm Giuse Hoàng Kim Toan |   1119
2612015152146396[1]
2612015152146396[1]

Đấng có Uy Quyền

Tại cung điện Versailles nước Pháp, vào dịp giới thiệu về triển lãm “Ngai vàng của những ông hoàng, một dòng chữ giới thiệu: “Quyền lực thì đứng, quyền uy thì ngồi.” làm người ta chú ý. Quyền lực và uy quyền là hai sức mạnh khác nhau, Chúa Giêsu giảng dạy như một Đấng Uy Quyền, là lời giới thiệu của Tin Mừng Thánh Mac-cô.

Quyền lực (Power):

Quyền lực đi đôi với sức mạnh để bảo tồn. Quyền lực được thể hiện bằng cách thức dùng sức mạnh bạo lực để khống chế, áp đặt, bắt buộc phải quy phục hoặc khống chế để thâu tóm. Quyền lực vì thế luôn luôn cần phải củng cố, gia tăng để thống trị. Thời Hy Lạp cổ xưa, để thể hiện quyền lực, các vị anh hùng thắng trận trở về, đều đứng thẳng người giữa quảng trường để các thần dân tung hô. Thế nên người Hy Lạp có câu: “Quyền lực thì đứng”, thể hiện sức mạnh chiến thắng của người anh hùng.

Quyền lực dễ thay đổi: Xét về tính ổn định, thì quyền lực thường dễ bị thay đổi vì sự mong manh của nó. Dùng “gươm sẽ chết vì gươm”, sức mạnh không phải lúc nào cũng mạnh, thế nên sức mạnh chỉ có một thời, một đoạn.

Tỏ hiện sự yếu kém. Theo Thomas Schelling chỉ ra, quyền lực cứng sử dụng bằng hai phương tiện, đe dọa và dụ dỗ. Người dựa vào quyền lực là người không có tài lãnh đạo, là người kém nhất. Lão Tử viết: “Một nhà lãnh đạo tốt nhất khi mọi người biết anh tồn tại; không tốt lắm khi mọi người biết vâng phục và tôn anh ta lên và tệ hại nhất khi họ khinh miệt anh ta”. Không có tài nên dùng bạo lực để áp chế và càng dùng bạo lực áp chế, càng bộc lộ không có khả năng để lãnh đạo.

Quyền lực xét theo giới tính. Người ta thấy phong cách lãnh đạo của tính gia trưởng bộc lộ: quyết đoán, cạnh tranh, chuyên quyền, ra lệnh… cho người khác. Trong các hoạt động để thành công hôm nay rõ ràng người ta thấy quyền lực gia trưởng ấy đang bị tẩy chay và cần được thay thế.

Quyền lực mềm: Ngày nay người hay nói đến một thứ “quyền lực mềm”, có thể hiểu đó là cách biểu lộ sự lôi cuốn và hấp dẫn để mời gọi sự tham gia tích cực của người khác. Tuy nhiên, quyền lực mềm cũng không đáp ứng được yêu cầu của việc lãnh đạo nên người ta đưa thêm giải pháp quyền lực thông minh.

Quyền lực thông minh, vốn là một quyền lực dựa trên hai yếu tố, quyền lực cứng và mềm, sử dụng vào đúng lúc, đúng thời, đúng hoàn cảnh khác nhau để đạt mục đích. Như vậy, để sử dụng quyền lực thông minh, người ta đòi hỏi những số liệu, kiến thức và khả năng nhiều hơn, chuyên sâu hơn để có khả năng thích ứng đòi hỏi của quyền lực thông minh.

Uy Quyền.

“Uy quyền thì ngồi”, theo diễn tả của Hy Lạp cổ xưa, uy quyền ngồi biểu hiện tính bền vững vì dựa trên yếu tố tinh thần, tâm linh. Các ghế ngồi của thần linh nói lên uy quyền đó.

Thánh Mac-cô trình bày Chúa Giêsu giảng dạy như Đấng có uy quyền. Uy quyền được hiểu theo nghĩa toàn vẹn:

Uy Quyền: Thiên Chúa Toàn Năng biểu lộ nơi con người của Chúa Giêsu. Thống trị mọi loài trên trời dưới đất. Ngài đã truyền cho cả quỷ thần và biển cả sóng dữ phải vâng phục Ngài.

Uy Quyền cứu chữa: Các phép lạ Chúa Giêsu chữa lành đều minh chứng Ngài là Con Thiên Chúa đang ở giữa loài người. Người là Đấng uy quyền tỏ bày một Tình Yêu chữa lành để con người được sống và sống dồi dào, cũng như an bình với nhau.

Uy quyền trên sự sống và sự chết: Quyền lực của satan bị đánh bởi bởi việc sống lại của Chúa Giêsu. Bảo đảm cho mọi người tin tưởng vào uy quyền của Thiên Chúa; nếu trông cậy vào Ngài, không một quyền lực sự dữ nào có thể sát hại được họ.

Đấng có Uy Quyền: Nhấn mạnh đến không giống như bất cứ quyền lực nào khác: Quyền lực cứng hay mềm hoặc thông minh, tất cả mọi quyền lực ấy cần được mặc lấy uy quyền của Chúa Giêsu để thực hiện trong quyền phục vụ, quyền của hy sinh và quyền trong yêu thương. Thiếu những thực thi quyền yêu thương, hy sinh, phục vụ đó, tất cả các thứ quyền đều trở nên vô nghĩa và mang tính chất của quyền lực.

Bạn thân mến!
Ngày hôm nay, Lời Chúa vẫn nói với chúng ta, chúng ta có nhận ra Đấng uy quyền đang ở với chúng ta, hay chúng ta vẫn đi tìm theo cách của mình sử dụng quyền lực thông minh để chiếm hữu, để có “cái tôi” nhiều hơn hoặc có thể chưa để phục vụ yêu thương hơn?

Nhận ra Ngài là Đấng có uy quyền, điều này mời gọi chúng ta cũng thực thi Lời Chúa trong phương thức của Người: phục vụ, hy sinh và yêu thương với hết lòng, hết sức, hết linh hồn và hết cả trí khôn.

Lm Giuse Hoàng Kim Toan

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây