TIN MỪNG CHÚA NHẬT - LỄ TRỌNG

Chúa Nhật Chúa Giêsu chịu phép rửa -C

“Khi Chúa Giê-su đã chịu phép rửa và đang cầu nguyện thì trời mở ra”. (Lc 3, 15-16. 21-22)
Đọc các tin khác ➥
TÌM KIẾM

Cầm Lấy Tay

Thứ sáu - 07/05/2021 18:52 | Tác giả bài viết: Lm Giuse Hoàng Kim Toan |   788
2a252f1048a8aa119f2c737f9627b106[1]
2a252f1048a8aa119f2c737f9627b106[1]

Cầm Lấy Tay

Khi chữa bà mẹ vợ ông Simon, Chúa Giêsu cầm lấy tay bà đỡ dậy, bà hết cảm sốt. Hành vi cầm lấy tay nói lên nhiều ý nghĩa trong cuộc sống.

Thưở ấu thơ, ba mẹ cầm lấy tay con, đỡ dậy mỗi khi tập bước đi lỡ ngã. Cánh tay ba, bàn tay mẹ âu yếm, nâng niu, giữ gìn. Bàn tay con, níu lấy tay ba mẹ mỗi khi vòi vĩnh, nũng nịu. Rồi khi, mới bắt đầu đi học, tập viết những nét viết đầu tiên, ba mẹ thường cầm lấy tay con tập từng nét bút. Đôi bàn tay ba mẹ, chai sần vì vất vả, lo lắng, những năm tháng tần tảo nuôi con khôn lớn. Đôi bàn tay, biết bao buồn vui, gian nan, hạnh phúc đưa con vào đời, giúp con trưởng thành, cho con niềm tin vững chắc. Cầm lấy tay, Chúa muốn nói đến bao công lao khó nhọc của người mẹ gánh vác cho những đứa con hạnh phúc cuộc đời. Bàn tay ba mẹ là bàn tay đưa con vào thế giới, giúp con vào đời, dẫn con lên đền thờ Thiên Chúa, được Thiên Chúa dùng như bàn tay của Người ban phúc.

Cầm lấy tay. Cánh tay biểu tượng của sức mạnh, Chúa Giêsu truyền sức mạnh cho người gánh nặng, vai mang, những đau khổ cuộc đời. Bên bà mẹ vợ của ông Simon, Chúa Giêsu hiểu được sự đau yếu của người già, thương yêu những con người vất vả một đời mưu sinh. Chúa Giêsu cầm lấy tay, như muốn đón nhận sự đau yếu của con người để con người được nên mạnh sức. Người cầm lấy tay, như Người muốn nhận lấy cuộc đời của con người sau khi đã cố gắng, nỗ lực, để Người hoàn thành những gì con người đã hết lòng, hết sức với điều tốt lành.

Được Chúa Giêsu cầm tay. Nghĩa là được Chúa ban sức mạnh thiêng liêng để chống lại sự dữ, một sức mạnh để thực thi Lời Chúa. Đặt cuộc đời vào bàn tay Chúa, nghĩa là phó thác mọi sự trong tay Người, vui hay buồn, hạnh phúc hay khi đau khổ, lúc trẻ hay khi về già.

Bàn tay Chúa được nhắc đến trong kinh Magnificat là bàn tay uy quyền, bênh đỡ người phận nhỏ giữa đời: “ Chúa giơ tay biểu dương sức mạnh, dẹp tan phường lòng trí kiêu căng. Chúa hạ bệ những ai quyền thế, Người nâng cao mọi kẻ khiêm nhường. (Lc 1,  51 – 52).

Bàn tay công lý. Biết bao bàn tay của dân nghèo cầm những lá đơn khiếu kiện về đất đai, nhà cửa bị chiếm mất mà không được đón nhận. Những bàn tay gầy guộc và càng gầy guộc hơn nữa khi không còn kế sinh nhai. Bàn tay Chúa đón nhận những dân nghèo khốn khổ của chúng con, xin Người thương cứu giúp.

Bàn tay thực thi công bình, bác ái. Từ miệng tới bàn tay tuy gần nhưng đôi lại rất xa. Con người của giả danh đã bao lần Chúa lên án: “Con người ấy, chúng chỉ mưu hạ bệ, chúng thoả lòng vì đã nói dối nói gian. Miệng thì chúc phúc cầu an, mà lòng nguyền rủa chứa chan những lời.” (Tv 61 (62) ). Bàn tay Chúa can thiệp vào lịch sử của con người, để con người nhờ bàn tay Chúa mà thực thi công bình, bác ái. Không có bàn tay Chúa, con người chẳng làm được gì nên công chính.

Chúa Giêsu cầm lấy tay, như một cử chỉ ban phúc, chữa lành, thêm sức manh. Người truyền vào bàn tay con người sức mạnh của Chúa để bàn tay con người hoạt động hữu hiệu như khí cụ xây dựng bình an (hết cảm sốt) và phục vụ lẫn nhau trong tình thương yêu của Thiên Chúa.

Từ môi miệng đến bàn tay, xin Chúa giúp chúng con biết hết lòng, hết sức phụng sự Chúa trong con người.

Lm Giuse Hoàng Kim Toan

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây