TIN MỪNG CHÚA NHẬT - LỄ TRỌNG

Chúa Nhật III Thường Niên -Năm C

“Hôm nay ứng nghiệm đoạn Kinh Thánh này”. (Lc 1, 1-4; 4, 14-21)
Đọc các tin khác ➥
TÌM KIẾM

Mù chưa đáng sợ

Thứ năm - 09/09/2021 06:24 | Tác giả bài viết: Lm. Giuse Nguyễn Văn Nghĩa |   1060
Đức Giêsu còn kể cho môn đệ dụ ngôn này: “Mù mà lại dắt mù được sao? Lẽ nào cả hai lại không sa xuống hố?” (Lc 6,39) (Tin Mừng Thứ Sáu sau CN XXIII TN).
Mù chưa đáng sợ

MÙ CHƯA ĐÁNG SỢ


Đức Giêsu còn kể cho môn đệ dụ ngôn này: “Mù mà lại dắt mù được sao? Lẽ nào cả hai lại không sa xuống hố?” (Lc 6,39) (Tin Mừng Thứ Sáu sau CN XXIII TN). Khi nghe câu chuyện dụ ngôn vắn vỏi này chúng ta thường chú ý đến chiều kích luân lý cá nhân đó là chớ vội xét đoán mà tiên vàn hãy tự sửa mình trước khi sửa lỗi tha nhân. Tuy nhiên nếu để ý đến động từ dắt (dẫn) thì chúng ta không thể nghĩ đến những người trong vai vế lãnh đạo, ngoài xã hội cũng như trong các tập thể tôn giáo. Và đây là chiều kích luân lý xã hội. Xin được mạn bàn đôi điều về tình trạng mù theo chiều kích này.

Một người hay một số người trong vai vị lãnh đạo mà mù thực sự thì dường như tác hại và di hại không quá lớn và lâu dài. Một lẽ thường tình vì những người dưới quyền lãnh đạo của họ ắt hẳn dễ nhận ra. Khi đã mù thực sự thì dù người lãnh đạo có độc ác đến đâu cũng còn thiếu cái tài nên khó có thể trở thành nhà độc tài. Lịch sử cho thấy những người lãnh đạo gây tại họa cho xã hội nhiều điều đáng ghê sợ và khó khắc phục đều là những người không thực sự mù mà chỉ là “quáng” một cách nào đó mà theo lối nói dân gian là “quáng gà”. Thấy không rõ, không đúng mà luôn cho mình là không sai lầm, là đỉnh cao trí tuệ thì đúng là mù quáng.

“Quáng gà” hay mù quáng mà có trong tay đủ đầy chức quyền thì sự tai hại là khó lường và dĩ nhiên hậu quả gây ra cho xã hội thật không xiết. Một trong những nguyên nhân gây ra tình trạng này đó là sự độc quyền. Dẫu biết rằng nhân vô thập toàn nhưng chính sự độc quyền đã biến sự “vô thập toàn” của người lãnh đạo, của tập thể lãnh đạo trở thành nguyên cớ phát sinh nhiều điều tai hại đáng trách cho xã hội, cho những người thuộc quyền.

Chúng ta mong muốn có những vị lãnh đạo biết lắng nghe. Tuy nhiên sự thật cho thấy sự khiêm nhu biết lắng nghe các góp ý chân thành dường như dần biến mất khi chức quyền trở thành độc nhất, bất khả thay thế. Lịch sử các triều đại phong kiến cho thấy hiện thực này. Quả là ít có vị vua nào khi đã ở bậc chí tôn lại biết lắng nghe lời của các trung thần. Và như thế để tránh tình trạng “mù dẫn mù” thì không gì hơn cần phải có những thể chế, luật lệ hạn chế bớt sự độc tôn trong quyền lực lãnh đạo, không chỉ ở lãnh vực xã hội mà cả trong các tập thể tôn giáo. Nỗ lực cải tổ thể chế hiện nay trong việc tản quyền, phân quyền của Đức Giáo Hoàng Phanxicô là một đan cử. Từ chỗ độc tôn, độc quyền rồi ắt sẽ dẫn đến chỗ độc tài. Đã là độc tài thì cách này thể khác dù vô tình hay hữu ý cũng nảy sinh các hành vi độc ác thật đáng sợ thay.

Lm. Giuse Nguyễn Văn Nghĩa – Ban Mê Thuột

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây