TIN MỪNG CHÚA NHẬT - LỄ TRỌNG

Chúa Nhật Chúa Giêsu chịu phép rửa -C

“Khi Chúa Giê-su đã chịu phép rửa và đang cầu nguyện thì trời mở ra”. (Lc 3, 15-16. 21-22)
Đọc các tin khác ➥
TÌM KIẾM

Yêu Đến Nỗi

Thứ sáu - 07/05/2021 19:00 | Tác giả bài viết: Lm Giuse Hoàng Kim Toan |   844
daukho[1]
daukho[1]

Yêu Đến Nỗi

“Thiên Chúa đã yêu thế gian, đến nỗi ban Con Một để ai tin vào Con của Người thì khỏi phải chết, nhưng được sống muôn đời” (Ga 3, 16). Từ bản án quyền lực Con Thiên Chúa đón nhận, Người đã biến đổi bản tuyên cáo tha thứ. Từ bản án phải chết, Con Thiên Chúa đã biến đổi thành Lời ban sự sống.

Bản án quyền lực.

Để tôn trọng luật pháp, không kết án một ai khi chưa xét xử. Nhưng luật pháp dưới quyền của con người làm ra nó, nên luật pháp xét xử ngay trong đêm, vào những giờ không công khai với mọi người. Luật giống như là thứ trang sức cho bản án bất công, mang chiếc áo đỏ khoác lên thân tội nhân đã bị đánh nhừ tử, màu máu được trang hoàng với màu áo đỏ như nghi thức phong vương quyền của con người. Vẫn được tôn trọng nhân quyền khi đem ra tòa án công khai, với chiếc áo trang phục của ngày công khai vào thành. Không thể dùng bộ luật của mình để tự tố cáo mình, cần có một quyết định của bộ luật khác, có khung hình phạt khác: thay vì ném đá thì đóng đinh. Vậy phải sửa lại bản án trong đêm đã làm vội vã, kết cấu một thứ tội khác để dùng bộ luật của Đế Quốc Roma, với khung hình phạt đóng đinh. Kỳ lão, thượng tế, kinh sư là những người đã quen đổi trắng ra đen, dùng nhóm côn đồ, kinh nghiệm quá nhiều vụ, chuyện này không khó. Họ đã rửa tay không vì thiếu trách nhiệm mà sợ trách nhiệm. Họ rửa tay, một bàn tay vẫn sạch để cầm quyền thống trị.

Philatô, người kết án, đóng triện cuối cùng để kết thúc vụ án. Thấy vấn đề “Chúa Giêsu bị vu khống” nhưng lại sợ vấn đề khác “náo loạn trong dân” do nhóm ngưới tố cáo xách động. Ứng nghiệm câu nói của Caipha, vị thượng tế năm ấy: “Thà một người chết thay cho dân còn hơn là toàn dân bị tiêu diệt”. (Ga 11, 50). Quá hoàn hảo cho một bản án, chẳng ai có thể nói thượng kế, kinh sư, kỳ lão, những kẻ ra tay sát hại vấy máu được. Philatô, một con người trong quyền cao chức trọng của mình lại bị lợi dụng. Xét ra, cũng chẳng phải vì ông dại khờ nhưng vì cái ghế, cương vị ông đang giữ và có thể thăng tiến. “Tổng trấn Phi-la-tô thấy đã chẳng được ích gì mà còn thêm náo động, nên lấy nước rửa tay trước mặt đám đông mà nói: “Ta vô can trong vụ đổ máu người này. Mặc các người liệu lấy!” (Mt 27, 24).

Quyền lực có sức hút lạ kỳ, người chưa có thì tìm mọi cách để cho có, luồn cúi, mua chuộc, bán rẻ lương tâm, cái gì bán được để có nó thì cứ bán. Kẻ có nó rồi thì tìm cách lèo lái cách nào lấy lại những gì đã mất, bẩn thì đổ lỗi để sạch tay còn có cơ hội đi lên. Vô phương ngàn kế, cứ đổ tội hết cho dân hoặc cho cái gì đó chung chung là xong. Bản án oan trái và vẫn tuân thủ theo pháp luật, đó là nghệ thuật lãnh đạo bằng quyền lực, bạo hành.

Thiên Chúa tuyên bố Tình yêu tha thứ

Thiên Chúa Toàn Năng biểu lộ trong một Con Người tử tội – Thiên Chúa là Đấng Quyền Năng biểu lộ trong một Con Người Đón Nhận Và Tha Thứ - Thiên Chúa là Đấng Siêu Việt biểu lộ nơi Con Người chịu treo trên Thập Giá – Thiên Chúa là Chân Lý chịu sự xét đoán của con người cầm nắm công lý…

Hai chiều kích đối nghịch trong Thánh Giá nguồn ơn cứu rỗi, một mặt là tội lỗi, xấu xa của con người, mặt khác sự vô tội, sự thánh thiện của Thiên Chúa. Tội lỗi được thứ tha, xấu xa được hoán cải, đó là chiều kích cứu rỗi của Thánh Giá.

Kết luận theo Phúc âm Thánh Gioan: “Thiên Chúa yêu thế gian đến nỗi đã ban Con Một, để ai tin vào Con của Người thì khỏi phải chết, nhưng được sống muôn đời. Quả vậy, Thiên Chúa sai Con của Người đến thế gian, không phải để lên án thế gian, nhưng là để thế gian, nhờ Con của Người mà được cứu độ.” (Ga 3, 16 – 17)

Lm Giuse Hoàng Kim Toan

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây