TIN MỪNG CHÚA NHẬT - LỄ TRỌNG

Chúa Nhật XXXII Thường Niên – Năm B

“Bà góa nghèo này đã bỏ nhiều hơn hết”. (Mc 12, 38-44)
Đọc các tin khác ➥
TÌM KIẾM

Niềm tin sống lại

Chủ nhật - 06/11/2022 10:07 | Tác giả bài viết: Lm Giuse Hoàng Kim Toan |   730
Thiên Chúa chúng ta tin tưởng: “Người không phải là Thiên Chúa của kẻ chết, nhưng là Thiên Chúa của kẻ sống, vì đối với Người, tất cả đều đang sống.” (Lc 20, 38)
CN XXXIII TN T7
CN XXXIII TN T7

Niềm tin sống lại


 
 
Bí mật của sự sống, con người không biết chắc được hết tất cả nên đặt bí mật ấy vào tay Thượng Đế. Truyện cổ Hy lạp kể rằng: “Khi Asclépios, con trai Apollon và là vị thần của y học, được con Nhân Mã mà được Chiron truyền cho được khả năng chữa bệnh, đã đạt được tới độ cao, làm cho kẻ chết sống lại được, thì thần đã bị Zeus là Thần Tối Cao đánh chết bằng sét. Đó là một khoa học bị cấm.
Truyền thuyết ở xứ Lydie kể rằng: Một hôm, có một con rắn cắn vào mặt Tylos, em trai của Moria, làm ông này chết ngay lập tức. Một người khổng lồ, Damasen, được Moria gọi đến giết chết con rắn, con rắn cái vội vã chuồn nhanh vào rừng sâu, khi mọi sự đã yên tĩnh con rắn cái trở ra chỗ con rắn đực, thấy con rắn đực nằm chết ngay tại chỗ, con rắn cái liền trở lại rừng, lúc trở lại miệng nó ngậm một nhánh cỏ, đặt trên mũi con rắn đực đã chết. Con vật này lập tức sống lại và trốn đi cùng con cái. Moria chứng kiến cảnh đó, cũng đi tìm thứ cỏ làm cho sống kia về làm cho em mình được sống lại”. Truyền thuyết này có đặc điểm về con rắn và về cây cỏ làm cho sống. Đặc điểm con rắn biểu hiện: Sự sống, cái chết, sự đối lập với con người, vị thần y, thầy bói, sự gian ác, xảo quyệt… Những hình ảnh ấy kết tụ nơi con rắn ở Eden, bị đạp ở dưới chân một người nữ, con rắn đồng treo trên cây làm dấu chỉ của sự sống (Ds 21, 4-9). Cây cỏ nhắc đến cây đời mà Eva đã ăn vào, vừa mất tất cả vừa trở nên trơ trẽn, cũng lại cây đời ấy, một cây khác mang hình Thập Tự trở nên Cây ban nguồn sống. Bí mật của sự sống là con người khám phá ra nó con người sẽ mất sự sống, sự sống không thuộc quyền của con người, cũng như thần thoại Hy lạp, là khoa học bị cấm. Sự sống thuộc về Thiên Chúa.
Không nắm được sự sống nhưng con người có quyền hy vọng sự sống, sự hy vọng sống trường sinh đó đã hình thành trong những câu truyện, vườn tiên quả đào tiên mà Lão Tử nhắc tới trong Đạo Tiên, và tu tiên. Không có quyền nắm vận mệnh sự sống nhưng con người hy vọng sự sống sau một thời gian sẽ trở lại, người Ai Cập đã ướp xác để chờ thời gian trở lại ấy. Thông thường thì người bình dân xây kim tĩnh  đắp nên hy vọng chờ đợi.
Trong nhiều hình thức văn hóa khác cũng có những nét tương tự, biết sự sống không thuộc về mình nhưng không tuyệt vọng để nghĩ rằng chết là hết. Chết là mở ra một con đường sống khác mà các nền văn hóa đã lặn lội đi tìm. Trong Hiếu đạo, người Việt dùng một danh từ cho những người chết là quy tiên, quy tiên có nghĩa là trở về sống với tổ tiên. Tổ tiên vẫn sống bên cạnh con cháu và sống như thế nào là một quan niệm riêng của một dân tộc mà các nhà văn hóa đang cố công đi tìm câu trả lời xác thực.
Trong một hình thức nào mà nói, trong văn hóa, các quan niệm về sự chết đều tóat yếu lên một điều căn bản: Sự sống thay đổi chứ không mất đi, từ trạng thái hữu hình sang trạng thái siêu hình. Từ tĩnh sang động, chứ không mất đi.
Tin như vậy là đã nhen nhúm trong các nền văn hóa một tâm thức chờ đợi ngày Phục Sinh, sự phục sinh lan rộng khắp hết mọi người, mọi thời.
Thiên Chúa chúng ta tin tưởng: “Người không phải là Thiên Chúa của kẻ chết, nhưng là Thiên Chúa của kẻ sống, vì đối với Người, tất cả đều đang sống.” (Lc 20, 38)
L.m Giuse Hoàng Kim Toan

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây